Tựa
Cuối thời Bắc thuộc lần thứ ba, Ngô Quyền ở Đường Lâm hưng bình rửa C hận cho nhạc phụ là Dương Diên Nghệ, giết phản tưởng Kiều Công Tiễn, thừa thẳng nương vào sóng nước Bạch Đằng giang mà phá tan quân Nam Hán, mở ra cho “nước ta” thời đại tự chủ đầu tiên. Vận nước vừa mới sáng đã lại mở, Ngô Vương ở ngôi chỉ được 6 năm, qua đời năm Giáp Thìn (944), để lại đằng sau Vương cả một thời đại hỗn loạn.
Năm sau, Ất Tỵ (945), Giao Châu thực sự đại loạn. Khắp nơi giặc cướp nổi lên, cường hào chiêu mộ binh lính mạnh ai người ấy chiếm giữ một vùng. Lớn và mạnh hơn cả có mười hai nhân vật xưng hùng, sử gọi là “Mười Hai Sử Quân”, trong số đó có cả Tướng cũ của Triều Ngô, và một “vị Vua” bỏ triều đình cùng với thiên hạ tranh hùng. Loạn Mười Hai Sứ kéo dài đến 23 năm mới cáo chung (Mậu Thìn, 968) với những trận dại thẳng của “Động chúa Hoa Lư là Đinh Bộ Lĩnh”.
Thời đại này, cách đây trên một nghìn ba mươi năm về trước, mờ mịt với những biến động hết sức khốc liệt, nhưng sử tích lại hết sức hiếm hoi coi như chẳng còn gì. Hai mươi ba năm đại loạn, Giao Châu mù mịt lầm than, các sứ quân tranh hùng xâu xé nhau, một thời gian khá dài mà ta chẳng thấy mối nguy phương Bắc nhòm ngó tới Giao Châu, ấy là một điều thật may mắn, vì đâu có cái may ấy, và cái may này sẽ bên được bao lâu? Ta cần nhìn qua tình hình phương Bắc.
Sau khi họ Khúc (Thừa Mỹ) nhận chức Tiết Độ Sứ của nhà Lương, không thần phục nhà Nam Hán, thì năm Qui Mùi (923) Hán chúa sai Đại Tướng Lý Khắc Chính đem quân Nam phạt, bắt Khúc Thừa Mỹ, sai Lý Tiến giữ chức Thư Sử Giao Châu, cuộc nội thuộc Bắc phương xem ra chưa có gì là vượt thoát được. Phải đợi đến chín năm sau, Tân Mão 931, tưởng cũ của Khúc Hạo là Dương Diên Nghệ hưng bình đuổi Lý Tiền và Lý Khắc Chinh; rồi đến Ngô Quyền phả Nam Hản năm Mậu Tuất 938, mới kết thúc được lần Bắc thuộc thứ ba…
..