Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hòa Lan giao tiếp với Đại Việt thế kỷ 16, 17, 18
Lời nói đầu.
Bộ sử VIỆT-NAM TIẾP XÚC VỚI TÂY-PHƯƠNG này có mục đích trình bày cùng độc giả mọi liên lạc giữ a các nước Tây phương và nước Đại Việt từ Thế kỷ thứ XVI đến Thế kỷ XVIII (Thời Trinh Nguyễn phân tranh, Tây sơn Nguyễn phân tranh) và nước Đại-nam hay Đại Nam-Việt thời các vua đầu nhà Nguyễn.
Những liên lạc này bao gồm những liên lạc cá nhân, thương mại, tôn giáo và tất nhiên quan trọng nhất là những bang giao giữa các nước Âu châu như Bồ Đào Nha, Hòa lan, Tây ban Nha, Pháp, Anh và cả Hoa kỳ ở Mỹ châu với nước Việt ta.
Vì lý do kỹ thuật, bộ sử VIỆT NAM TIẾP XÚC VỚI TÂY PHƯƠNG được in thành 5 cuốn :
1. Bồ Đào Nha, Hòa lan và Tây Ban Nha giao tiếp với Đại Việt (Thế kỷ XVI-XVIII).
2. Liên lạc Việt Pháp từ Thế-kỷ XVI đến Thế kỷ XVIII.
3. Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) và Nguyễn Vương (Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX)
4. Anh Mỹ liên lạc với xứ ta từ Thế kỷ XVII đến giữa Thế kỷ XIX.
5. Quân Pháp xâm lăng Đại nam (Hạ bán thế kỷ XIX). Ngoài ra bộ sách này còn có những tập tài liệu bổ túc sau:
1. Việt nam, những hình ảnh xưa, tập trung những hình do người Tây phương chụp khi liên lạc với xứ ta (trừ vài hình do người Việt chụp).
2. Bộ Sưu tập bản đồ cổ Việt nam, tập trung những bản đồ do người Tây phương về khi liên lạc với nước ta (trừ một số bản đồ do người Việt, Tàu và Cao-ly vẽ).
3. Việt nam ngày xưa qua các họa ký Tây phương, tập trung những hình vẽ của người Tây phương khi xúc tiếp với nước ta.
4. Nước Việt xưa dưới mắt người Tây phương bao gồm những thư từ, bút ký, hồi ký độc đáo của người Tây phương khi xúc tiếp với nước ta (2 cuốn).
Trong những năm gần đây, chúng tôi tỵ nạn ổ Montréal, có duyên may sóng trong khu phó người Bồ nên quen biết một số người bạn Bố mới. Nhồ căn duyên này việc tìm thêm nhiều tài liệu Bồ liên quan đến xứ ta đã giúp chúng tôi thêm nhiều sự kiện mới đóng góp cho việc tìm hiểu mối giao tiếp giữa Bồ và Đại Việt.
Thêm vào đấy, những phương tiện qua lại các nước trên thế giới cũng dễ dàng nên việc khai thác tài liệu ở các văn khó các nước liên quan cũng đem lại những ánh sáng mới trong việc nghiên cứu mối bang giao giữa các nước Tây phương với xứ ta.
Tuy nhiên sự hiểu biết của con người so với sự thật của thời xa xưa vẫn còn chẳng là bao. Do đó tập sách này ra đời chỉ vì nhu cầu tìm hiểu mói liên lạc giữa người Tây phương và xứ ta trong quá khứ của những người tỵ nạn hiện đang sống tại nhiều nước Âu, Mỹ hơn là nó đã đạt tới mức mong muốn của tác giả. Chúng tôi biết rằng nếu có thêm nhiều thời gian và phương tiện, vấn đề này có thể tiến xa hơn nữa.
Kính mong độc giả lượng thứ.
Montréal mùa Hè 1988.
Nguyễn Khắc Ngữ.