Các nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng
LỜI GIỚI THIỆU
Nghe nhạc giao hướng đang dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người Việt Nam hiện đại.
Muốn nghe được, muốn hiểu được, muốn thưởng thức được nhạc giao hưởng không chỉ cần có ý thích, có nhu cầu, có một tâm hồn nhậy cảm và còn phải có kiến thức, có hiểu biết nhất định về nhạc giao hưởng.
Cần một tâm hồn nhậy cảm thì gia đình, xã hội và bản thân con người phải trau dồi hàng ngày, còn nếu cần kiến thức, cán hiểu biết thì phải qua trường học hoặc qua sách vở.
Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều trường dạy âm nhạc. nhưng không phải ai cũng có điều kiện vào trường, vì vậy rất cần những cuốn sách có thể giúp cho quảng đại quân chúng nghe và hiều được âm nhạc giao hướng mà không cần qua trường lớp.
ĐÂY LÀ CUỐN SÁCH GIÚP TA NGHE HIỂU ĐƯỢC NHẠC GIAO HƯỞNG MÀ KHÔNG CẦN QUA TRƯỜNG, LỚP.
Muốn nghe được, muốn hiểu được nhạc giao hướng thì trước tiên phải biết Dàn nhạc Giao Hường (DNGH) được tổ chức như thế nào? biên chế của DNGH có những nhạc khí gì? từng nhạc khí có chức năng, nhiệm vụ gì trong dàn nhạc âm sắc của từng nhạc khí có đóng góp gì trong việc miêu tả nội dung âm nhạc?v..v…
CUỐN SÁCH NÀY SẼ GIÚP TA CÓ NHỮNG KIẾN THỨC VỀ DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG, VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ ÂM SẮC, CỦA TỪNG NHẠC KHÍ TRONG DNGH
Không như các giáo trình trong các trường nhạc (môn “Nhạc khí” và môn “Phối khí” của các trường Đại học âm nhạc và các Nhạc viện) chỉ đi sâu vào tính năng của các nhạc khí, kỹ thuật diễn tấu của các nhạc khí, cách thức phối hợp giữa các nhạc khí với nhau v.v… Ở cuốn sách này còn mở rộng cho chúng ta biết về nguồn gốc, lịch sử, qúa trình phát triển, âm sắc đặc tả của từng nhạc khí cũng như của cả DNGH qua các tác phẩm cụ thể của các nhạc sỹ nổi tiếng thế giới từ cổ chí kim, và cả những khía cạnh văn hoá khác có liên quan tới các nhạc khí và DNGH nữa v.v… Qua đó giúp ta hiểu kỹ hơn, biết sâu sắc hơn và thích thú hơn khi nghe nhạc giao hưởng.
Năm 1987 khi tôi chủ trì một đề tài nghiên cứu (cáp Bộ) về “Cải tiến chương trình Cao đẳng Sư Phạm Âm nhạc” chính nhạc sỹ Trịnh Tuấn đã đề nghị đưa môn “Nhạc khí” vào chương trình, để nghị đó đã được chấp nhận và môn “Nhạc Khỉ” đã cùng với chương trình “cải tiến” sau 5 năm thực nghiệm đã chính thức được giảng dạy trong các trường Cao Đẳng Sư Phạm. Cũng chính nhạc sỹ Trình Tuấn đã biên soạn chương trình, đã dạy thực nghiệm, đã sửa chữa hoàn chỉnh tập sách này. Cũng xin giới thiệu thêm: nhạc sỹ Trình Tuấn được đào tạo là một nhạc công trong DNGH đã từng công tác ở “Xưởng sản xuất nhạc cụ Bộ Văn hoá, đã là giảng viên chính của trường CĐSP Nhạc Hoạ TỪ (từ khi thành lập -1968- cho tới khi về nghỉ hưu – 1990-) lại giỏi ngoại ngữ, có quan hệ rộng với bạn bè trong và ngoài nước cho nên nhạc sỹ có đủ hiểu biết, điều kiện và tư liệu để viết nên tập sách “Các nhạc khí trong Dàn nhạc Giao hướng rất quý giá, rất bổ ích này.
Xin trân trọng giới thiệu tập sách với độc giả và mong nhận được ý kiến đóng góp để tập sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản.
Những ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ :
Đào Ngọc Dung Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nhạc Hoạ
TƯ – Thanh Xuân – Hà Nội.
Hà nội tháng 5 năm 2002 Nhạc sỹ Đào Ngọc Dung