Các quy định mới nhất về Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007, Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Luật Công đoàn và Tổ chức công đoàn
LỜI GIỚI THIỆU
Năm 1994, Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, với những yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với những nội dung vừa được sửa đổi của Hiến pháp năm 1992, nhiều quy định của Bộ luật Lao động ban hành năm 1994 không còn phù hợp với thực tiễn.
Ngày 02/4/2002, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, có hiệu lực từ ngày 01/01/2003 nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về lao động, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ lao động, thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế – xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ngày 29/11/2006 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (có hiệu lực từ ngày 01/07/2007) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về giải quyết các tranh chấp lao động và định công nhất là trong thời kỳ Việt Nam thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, bước vào hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tại kỳ họp thứ 11, ngày 02/4/2007, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (có hiệu lực từ 11/4/2007) về việc người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).
Đi đôi với việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, Quốc hội cũng đã thông Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật dạy nghề, Luật bảo hiểm xã hội. Đồng thời, Chính phủ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các Bộ, ngành cũng đã ban hành các Nghị định, Thông tư, Quyết định mới hướng dẫn thực hiện các quy định trong Bộ Luật lao động sửa đổi về việc làm, dạy nghề, tiền lương, khiếu nại, tố cáo, xử phạt hành chính vi phạm pháp luật lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp, lao động là người tàn tật, lao động có yếu tố nước ngoài; đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và xuất khẩu lao động, các quy định mới về cán bộ, công chức, chế độ lương hưu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các điều kiện làm việc cũng như cuộc sống cho người lao động tạo động lực để người lao động làm ra của cải vật chất góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội đất nước.
Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Công đoàn, quy định về tổ chức, biên chế, hoạt động công đoàn trong các cơ quan, doanh nghiệp, công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước về chính sách, pháp luật, quan hệ lao động, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đình công, quản lý tài chính và tài sản, thu, quản lý, trích nộp kinh phí công đoàn; công tác phí, chi hội nghị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức công đoàn, tuyên truyền đường lối, chính sách của đảng, nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu khoa học, đào tạo, tiền lương và chế độ chính sách với cán bộ công đoàn; đại hội công nhân viên chức và công đoàn cơ sở, điều lệ công đoàn, mỗi quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nhằm khẳng định vai trò của Công đoàn trong thời kỳ hội nhập, góp phần ổn định và phát triển của đất nước.
Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và thực thi các quy định mới về pháp luật lao động, Công đoàn Nhà xuất bản Lao động – Xã hội xuất bản cuốn sách “Các quy định mới nhất về Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007, Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Luật Công đoàn và tổ chức công đoàn”.
Cuốn sách gồm các phần sau:
Phần thứ nhất: Quy định mới về Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007.
Phần thứ hai:
Các văn bản hướng dẫn thực hiện lương hưu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!
Phần thứ ba: Các quy định mới nhất về hoạt động và tổ chức công đoàn.
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI