Bồ tát và tánh không trong kinh tạng Pali và Đại thừa
LỜI GIỚI THIỆU
Trong kinh tang Pāli, khái niệm Bồ-tát (Bodhisatta) là chỉ cho từ lúc thái tử Sĩ-đạt-đa xuất gia đến trước khi ngài chứng ngô, hoặc từ khi ngài (hay các bồ tát) nhập thai đến trước khi ngài (hay các bồ tát) giác ngô hoặc bồ tát là kiếp trước của các Đức Phật. Vài thế kỷ trôi qua, khi đai thừa xuất hiên, khái niệm bồ tát trong kinh điển Päli phát triển trờ thành học thuyết Bồ tát (Boddhisattva) với lý tưởng chủ đạo đóng vai trò chính trong phong trào đại thừa.
Trong các tôn giáo hữu thần như Thiên chúa giáo hay Hindu giáo thì Thượng để hay thần Shiva được xem là đấng tối thượng, đắng sáng tạo tối cao có năng lực thường phạt và chúng sanh đau khổ cần phải được năng lực siêu nhiên cứu rỗi… Trong Phật giáo, bồ tát được xem như bậc đại nhân, các ngài cũng là con người bình thường vẫn bị chi phối bời luật sinh diệt, nhân quả… tuy nhiên, bồ tát nỗ lực chuyển hoá nghiệp xấu, đau khổ của chính mình và chỉ con đường giải thoát, lợi lạc cho chúng sanh bằng tất cả tấm lòng từ bi hỉ xả vô lượng, chứ các ngài không phải bất tử hay thống lĩnh, làm chủ định mệnh của nhân loại.
Một trong những phương pháp tu tập của bồ tát hay động cơ chính khiến bồ tát hành bồ tát hạnh (Boddhisattva-cāryā) không mệt mõi là tuệ giác tánh không. Kế thừa khái niệm không (Sunnata) trong kinh điển Pali, tánh không (Sũnyata) trong đại thừa được xem như là một thực tướng Bát-nhã, là con đường dẫn đến sự toàn trì đó là duyên khởi…