Hộ sinh đàn
LỜI GIỚI THIỆU
ĐÀO TẤN – CON NGƯỜI VÀ NGHỆ THUẬT
Cho đến nay, nếu có ai hỏi: Tác giả lớn, nghệ sĩ lớn của nền kịch hát Việt Nam là ai? Xin thưa: Đào Tấn.
Ông Đào chào đời ngày 27 tháng 2 năm Ất tỵ (1845) Tại làng quê Vinh Thạnh, xa Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Nghĩa Bình, “Là học trò cụ Huỳnh Phủ Nguyễn Diêu, tức cụ tú Nhơn Ân (tác giả các vở tuồng Ngũ hổ bình Liêu, Chém cáo, Liệu đổ, ông Đào đỗ cử nhân khoa đinh Mão (1867) tại trường thi Bình định”. Nhưng khác với thông lệ bổ nhiệm lúc bấy giờ, mãi đến bốn năm sau ông mới được gọi ra Huế làm Hiệu thư. Thời kỳ “bốn tháng ba vua” ông bỏ quan về nhà, tu ở chùa Linh Phong (tức chùa ông Núi). Tu được ba năm thì lại bị gọi ra làm quan.
Vốn sinh trưởng trong gia đình nông dân bình thường, thân sinh Đào Tấn là Đào Đức Ngạc (chuyên nghề thầy lang, coi ngày, làm ruộng rẻ) và bà Hoàng Thị Loan (người Huế, bán quán). Gia đình Ông Ngạc ngụ tại Gò Bồi (xã Phước Hoà, Tuy Phước ngày nay), sau vì lý hương địa phương kỳ thị dân ngụ cư không sống nổi ở Gò Bồi, phải trở về Vinh Thạnh….