Trận Bạch Đằng – Trận phục kích đường sông do Ngô Quyền chỉ huy diệt quân Nam Hán năm 938

Trận Bạch Đằng – Trận phục kích đường sông do Ngô Quyền chỉ huy diệt quân Nam Hán năm 938

Trận Bạch Đằng – Trận phục kích đường sông do Ngô Quyền chỉ huy diệt quân Nam Hán năm 938

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Trận Bạch Đằng – Trận phục kích đường sông do Ngô Quyền chỉ huy diệt quân Nam Hán năm 938

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai (năm 938), trận Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy là trận quyết chiến chiến lược, là cuộc đọ sức quyết liệt giữa dân tộc ta và giặc Nam Hán. Đây là trận phục kích đường sông, có những nét rất độc đáo và có ý nghĩa to lớn trên nhiều lĩnh vực.

Kể từ khi vua Hùng dựng nước, dân tộc ta đã ghi biết bao sự tích kỳ diệu trên khắp mọi miền của đất nước, trong đó Bạch Đằng nổi lên là một trong những dòng sông ghi lại nhiều chiến công hiển hách của ông cha ta trong các cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Bạch Đằng là một dòng sông không dài lắm, khoảng hơn 20 kilômét tính từ thượng lưu nối với sông Đá Bạc đến cửa biển Nam Triệu. Phía trên, sông Bạch Đằng tiếp nước sông Đá Bạc từ sông Lục Đầu qua sông Kinh Thầy đổ xuống và các dòng nước sông Gia Đước, sông Thải, sông Giá bên hữu ngạn, sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn đổ về. Từ đó, dòng sông mở rộng đưa nước ra biển qua cửa Nam Triệu và các chi lưu vốn xưa là lạch thoát triều, như sông Chanh, sông Kênh (cửa sông này đã bị lấp), sông Nam (hay sông Rút). Thượng lưu và trung lưu sông Bạch Đằng chảy giữa hai huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) và Yên Hưng (Quảng Ninh). Cửa Nan Triệu nằm giữa đảo Cát Hải và Vũ Yên – Đình Vũ (Hải Phòng) ngày nay.

Do gần biển, nước sông Bạch Đằng lên xuống theo thủy triều. Lúc triều dâng, mặt sông mênh mông trải rộng đôi bờ đến vài kilômét. Lòng sông khá sâu, trung bình khoảng 8 – 11 mét, có chỗ sâu đến 16 mét và cửa sông giáp biển cũng sâu 13 – 14 mét. Độ chênh lệch giữa mức nước lên cao nhất và mức nước xuống thấp nhất vào kỳ nước cường khoảng 2,5 – 3,2 mét và vào kỳ nước kém khoảng 0,5 – 1 mét.

Về phương diện giao thông, sông Bạch Đằng giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống các đường thủy vùng Đông Bắc nước ta. Đặc biệt, cửa sông Bạch Đằng là một trong những cửa biển nhìn ra vịnh Bắc Bộ và nối liền với con đường biển trọng yếu giữa nước ta và Trung Quốc. Đó là con đường ven biển từ cửa biển Bạch Đằng đến cửa biển Khâm, Liêm (Quảng Đông, Trung Quốc). Phía trong là bờ biển, phía ngoài là một loạt các đảo lớn nhỏ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long ngăn cách với biển cả, tạo thành một dải nước khá yên lặng rất thuận lợi cho sự đi lại của các tàu thuyền ngày xưa chạy bằng buồm và mái chèo.

Do vị trí giao thông đường thủy của nó, sông Bạch Đằng và cửa biển Bạch Đằng trước hết là một trục giao lưu kinh tế – văn hóa ở trong nước cũng như giữa trong nước và ngoài nước. Trong thời Bắc thuộc, nhiều thuyền buôn Trung Quốc từ Quảng Châu đã theo con đường ven biển qua cửa biển Bạch Đằng để buôn bán với Giao Châu.

Nhưng mặt khác, kẻ thù xâm lược, trong thời cổ đại và trung đại chủ yếu là các đế chế phong kiến phương Bắc, cũng lợi dụng sông Bạch Đằng như con đường xâm lược thuận tiện nhất về mặt đường thủy. Từ các bến cảng Khâm, Liêm (Quảng Đông), thủy quân có thể vượt qua vịnh Bắc Bộ nếu có gió thuận hoặc theo đường ven biển vào cửa Bạch Đằng rồi ngược sông Bạch Đằng lên sông Lục Đầu. Quân bộ có thể hành quân theo đường ven biển vịnh Bắc Bộ hoặc có thể từ Quảng Tây theo các đường bộ tiến sang và hội quân với quân thủy ở vùng Lục Đầu. Cửa sông Bạch Đằng là một “cửa ngõ đường biển”, có một vị trí chiến lược về quân sự đặc biệt quan trọng và xung yếu….

Chi tiết xem video sau

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.