Trận Như Nguyệt 1077

Trận Như Nguyệt 1077

Trận Như Nguyệt 1077

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Trận Như Nguyệt 1077

Trận Như Nguyệt (Ngày 18 tháng 1 đến 28 tháng 2 năm 1077), trận quyết chiến chiến lược diệt quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Cầu (Bắc Ninh) của quân dân Đại Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy, kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075 đến 1077). Trận Như Nguyệt cũng là trận chiến bảo vệ Kinh đô Thăng Long mùa Xuân năm 1077.

Năm Canh Tuất (năm 1010), vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn) quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, đổi tên là thành Thăng Long), cốt để “mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kinh mệnh trời, dưới theo ý dân…” (theo nội dung trong Chiếu dời đô).
Bắt đầu từ Lý Thái Tổ, mảnh đất Thăng Long mới trở thành Kinh đô của nước ta. Và mảnh đất đó cũng trở nên linh thiêng một phần chính vì những truyền thuyết liên quan đến Lý Công Uẩn. Ông không những là vị vua khai cơ cho triều Lý, mà còn là vị vua khai sinh ra Kinh thành Thăng Long, đặt ra một kinh đô lý tưởng cho các triều đại sau này.

Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt, ra sức củng cố và phát triển chế độ trung ương tập quyền, Bộ máy nhà nước phong kiến tổ chức khá quy củ. Hệ thống tổ chức hành chính được thành lập từ trung ương đến cơ sở. Đất nước được chia thành các lộ, các trại, các phủ, các châu; ở cấp dưới là huyện, hương, giáp. Triều đình có những chính sách để “cố kết nhân tâm”, tranh thủ tù trưởng miền núi, thắt chặt khối đoàn kết dân tộc, tăng cường mối quan hệ với các địa phương tạo cơ sở chính trị thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với vùng biên cương phía Bắc và Đông Bắc Tổ quốc – vùng giữ vị trí chiến lược trọng yếu, triều đình có kế hoạch phòng thủ thích hợp.

Về quân sự, kế thừa những kinh nghiệm tổ chức quân đội thời Đinh. Lê, nhà Lý đã tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang quốc gia theo chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi quân lính ở nông thôn). Chính sách này đã đáp ứng được yêu cầu dựng nước gắn liền với giữ nước.

Ngoài quân triều đình, còn có quân địa phương do các lộ tổ chức và quản lý, chỉ huy, đồng thời đặt dưới sự thống lĩnh của triều đình. Hương binh, thổ binh được tổ chức ở làng, bản, xã.
Quân đội nhà Lý được trang bị giáo, mác, kiếm bằng sắt, các loại áo giáp, cung nỏ, máy bắn đá… và được huấn luyện, thao diễn thống nhất. Các quan văn võ lần lượt đến điện giảng võ ở Thăng Long để nghe giảng binh pháp.

Như vậy, thời Lý, đất nước Đại Việt được phát triển về mọi mặt khá hoàn chỉnh. Sự phát triển đó tạo cơ sở thuận lợi cho việc ổn định và nâng cao một bước đời sống của nhân dân, tăng cường đoàn kết trong nước, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ đất nước, cho khả năng động viên trăm họ thực hiện cả nước đánh giặc khi nước nhà bị xâm lược và cuối cùng tạo cơ sở thuận lợi cho sự phát triển nghệ thuật quân sự truyền thống đã được hình thành phong phú trước đó.
Đặc biệt việc dời đô ra Thăng Long đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Xem chi tiết ở video bên dưới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.