Phạm | |
---|---|
Tiếng Việt | |
Chữ Quốc ngữ | Phạm |
Chữ Hán | 范 – 範 |
Tiếng Trung | |
Chữ Hán | 范 – 範 |
Trung Quốc đại lụcbính âm | Fàn |
Đài LoanWade–Giles | tiếng Hoa: Fan tiếng Đài Loan: Huān tiếng Khách gia: Fam |
Hồng KôngViệt bính | Fan |
Ma CaoViệt bính | Fan |
Bạch thoại tự | Hoān |
Singapore | Huang |
Malaysia | Fung – Fam – Fang – Hwang |
Tiếng Triều Tiên | |
Hangul | 범 |
Romaja quốc ngữ | Beom |
Phạm là một họ thuộc vùng Văn hóa Đông Á, phổ biến ở Việt Nam.
Chữ Phạm ở đây theo tiếng Phạn cổ thì đó là chữ “Pha” hoặc chữ “Pho” có nghĩa là “Thủ Lĩnh”. Dịch sang Hán ngữ đó là chữ “Phạm” của họ Phạm.
Tại Trung Quốc có hai họ Fàn 范 và Fàn 範, là hai họ đồng âm nhưng khác nhau về viết chữ Hán dùng để ghi lại, mà ý nghĩa là giống nhau. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa khi tiến hành giản hoá chữ Hán đã lấy chữ 范 làm chữ giản hoá của chữ 範 nhưng chữ 範 khi dùng làm họ tên thì vẫn viết là 範, không giản hoá thành 范.
Đôi nét về họ Phạm
Việt Nam
Triều Đại Phong kiến
- Phạm Hùng (chữ Hán: 范熊, trị vì 220 – 230) là vị vua thứ hai của nước Lâm Ấp. Ông là cháu ngoại của quốc vương đầu tiên, Khu Liên, Ông là vị vua đầu tiên của họ Phạm.
- Phạm Duật (chữ Hán: 范逸) là một vị vua của nước Lâm Ấp.
Hệ thống chi họ
Việt Nam có 6 dân tộc có người mang họ Phạm:
– 1 / 165 họ của người Kinh/gốc Kinh,
– 1 / 11 họ của người Mường,
– 1 / 11 họ của người Tày,
– 1 / 172 họ của người Việt gốc Hoa,
– 1 / 49 họ của người Việt gốc Khmer.
* Dân tộc Thái có người họ Phạm vốn là họ Khằm / Cầm chuyển sang.
Phân bố
Họ Phạm là dòng họ phổ biến thứ 4 ở Việt Nam với 7% dân số với khoảng 6,7 triệu người chỉ đứng sau họ Nguyễn, Trần, Lê. Tuy có rất nhiều nhân tài trí sĩ nhưng chưa một lần có người làm vua, nhiều người họ Phạm là “lương đống của xã tắc”.
Nhân vật lịch sử họ Phạm đầu tiên trong chính sử là danh tướng Phạm Tu – khai quốc công thần triều Tiền Lý, đã có công đánh đuổi quân Lương (542), đánh tan quân xâm lấn Lâm Ấp (543), dựng Nhà nước Vạn Xuân (544)
Theo các bản Thần phả, Thần tích sự xuất hiện các vị họ Phạm sớm hơn, như:
– Phạm Quốc Lang quốc lang đại Vương, tướng thời Hùng Vương thứ 6 chống giặc Ân.Thờ ở đền Hạ, Đông Ngàn, Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội
– Nam Hải Đại Vương Phạm Hải, và ba anh em Phạm Vĩnh (Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng Thái Thượng đẳng Thần) thế kỷ III trước CN, giúp Vua Hùng thứ 18 đánh Thục
– Tướng quân Phạm Gia – tướng của An Dương Vương, 208 trước CN lui quân về vùng Hoài Đức
– Phạm Danh Hương chồng của Bát Nạn nữ tướng quân (thời Hai Bà Trưng)
Họ Phạm ở Việt Nam có thể có hai nguồn gốc chính: từ cộng đồng tộc Việt trong Bách Việt của nước Văn Lang, Âu Lạc xưa, từ nguồn gốc ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc di cư sang và được Việt hoá. Ngoài ra còn có họ Phạm từ các dòng họ khác đổi sang như họ Mạc,…
Các dòng họ Phạm – Việt Nam không có một ông tổ duy nhất. Do vậy, BLL họ Phạm Việt Nam đề nghị suy tôn Đô Hồ Đại vương Phạm Tu là một Thượng Thủy tổ họ Phạm Việt Nam. Ông là nhân vật lịch sử đầu tiên của dòng họ Phạm có công lao đối với đất nước đã được ghi vào sử sách. Chúng ta cũng không quên công lao các vị đã sinh thành dưỡng dục Thượng thủy tổ. Tại miếu Vực có thờ hai vị thân sinh và Đô Hồ Đại vương.
Họ Phạm Việt Nam có sự chuyển cư rất mạnh lan tỏa trong vùng châu thổ sông Hồng, rồi vào Ái Châu (Thanh Hóa). Từ Thanh Hóa lại có sự chuyển cư đến vùng Sơn Nam Hạ (ngày nay là các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,…) vào miền Nam Trung bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,… mạnh nhất là vào thời nhà Lê (thế kỷ thứ XV). Trong thời kỳ hiện đại, người họ Phạm Việt Nam định cư ở nhiều nước trên thế giới.
Nhà thờ họ Phạm
Cũng như truyền thống chung của các dòng họ ở Việt Nam, dòng họ Phạm lập nhiều nhà thờ họ ở 63 tỉnh, thành tại Việt Nam. Ở thành phố Hồ Chí Minh, nhà thờ gia tộc họ Phạm nằm trên đường Trần Khánh Dư (quận 1), do ông Phạm Văn Ngộ (cháu ruột của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng) cùng các con cháu cai quản. Gia tộc họ Phạm ở thành phố Hồ Chí Minh thuộc chi phái Phạm Văn Nga, là đời thứ 10 họ Phạm. Cụ Phạm Văn Nga từng làm tới chức Thị Giảng Học sĩ (dạy học cho các Hoàng tử), được phong hàm tam phẩm Tham Biện Nội Các. Sau khi cụ mất, nhà vua đã phong thần và cho đến nay sắc phong vẫn còn được con cháu lưu giữ.
Luận thuyết về họ Phạm ( luận thuyết 1)
Thời xa xưa ở Trung Quốc thường người ta lấy địa danh mình sinh sống, lấy sắc phong hoặc lấy theo họ của chủ mà mình thờ làm họ. Họ Phạm cũng không ngoài quy luật đó.
Theo Nguyên Hà Tính Toản và Lộ Sử, Lưu Luy thuộc dòng Đường Đế Nghiêu. Lưu Luy lập ra nước Đường nay ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc và thường gọi là Đường Đỗ Thị. Vào triều đại nhà Chu, Chu Thành Vương chiếm nước Đường. Một người cháu Lưu Luy được cấp đất Đỗ Thành ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây và được phong tước Đỗ bá. Do vậy, con cháu nhận Đỗ (杜) làm họ.
Vào cuối đời Tây Chu, Chu Tuyên Vương tin vào những điều huyền hoặc, quan thượng đại phu là Đỗ Bá không làm theo nên bị giết, khi đó có quan hạ đại phu là Tả Nho can rằng: “Những chuyện huyền hoặc ngày nay sao nhà vua lại quá tin như vậy. Nếu nhà vua giết Đỗ Bá thì kẻ hạ thần e rằng người nước ngoài nghe thấy những chuyện huyền hoặc cũng đem lòng khinh bỉ, xin nhà vua nghĩ lại”. Người đời sau thương Đỗ Bá là người trung, mới lập đền thờ, gọi là”miếu Đỗ Chủ”cũng gọi là”Hữu tướng quân miếu”.
Đất Đỗ Thành lại bị Chu Tuyên Vương chiếm và con của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc chạy sang nước Tấn, rồi được phong chức Sĩ Sư nên đổi họ Đỗ thành họ Sĩ. Đó là thời đầu nhà Đông Chu, Chu U Vương, 781 TCN-771 TCN.
Đến đời chắt của ông này là Sĩ Hội. Đó là ông tổ của họ Phạm. Sĩ Hội “là người tín nghĩa, ôn hòa mà không nhu nhược, uy nghiêm mà không dữ tợn”. Ông có công trong việc trị quốc và dẹp yên những nước Xích Địch. Chu Định Vương (607-571 TCN) cho ông phẩm phục chức thượng khanh và kiêm chức thái phó, lại được phong ở đất Phạm. Từ đó con cháu của Sĩ Hội đều đổi thành họ Phạm. Sĩ Hội là Phạm Mạnh, con là Phạm Mang, cháu là Phạm Phường.
Một thời gian sau đó quyền lực nước Tấn bị chia sẻ vào tay tám họ, rồi bốn họ, rồi nước Tấn bị chia làm ba nước Hàn, Triệu, Ngụy. Sử gọi ba nước đó là Tam Tấn. Thời kì đó là đời vua Chu Kính Vương thứ 28 tức năm 492 TCN. Họ Triệu lấy danh nghĩa vua Tấn kết hợp với họ Hàn và họ Ngụy đánh họ Phạm và họ Trung Hàng. Phạm Cát Xạ và Trung Hàng Di phải cố thủ ở Triều Ca (kinh đô nhà Thương cũ). Cuối cùng thành Triều Ca vỡ, con cháu họ Phạm phải chạy sang nước Tề rồi kể từ đó đi lưu lạc khắp nơi.
LẬP HỌ BÊN SÔNG ( luận thuyết 2 )
Theo Phạm Ngọc Đồng thì họ Phạm có từ cuối nhà Thương và đầu nhà Chu. Chuyện rằng: Khi Vũ Vương 武王 giết vua Trụ cướp được ngôi nhà Thương (商, 1766–1122 tCn), có một ông quan nhà Thương không chịu thần phục nhà Chu (周, Zhou, 1122–256 tCn). Ông nói : “Bất thực Chu cốc” (不食周穀, không thèm ăn gạo nhà Chu), rồi ông cùng gia nhân kéo nhau lên một nơi núi cao rừng sâu, lấy gỗ rừng làm nhà cửa và phát hoang trồng trọt để lấy lương thực nuôi sống gia đình. Bên cạnh chỗ phát hoang trồng trọt của gia đình ông lúc bấy giờ có một con sông gọi là Sông Dĩ cạn khô. Sau khi phát hoang trồng trọt và khơi nguồn nước từ núi cao để trồng trọt và sinh hoạt thì Sông Dĩ có đầy nước. Nhìn dòng sông đầy nước, ông nói: “Dĩ Hữu Thuỷ” (已有水, Sông Dĩ đã có nước), rồi lấy 3 chấm thuỷ 氵đặt cạnh chữ Dĩ 已 trên có bộ thảo 艹, gọi là chữ Phạm 范 để đặt tên cho dòng họ của mình tách ra sinh sống tại đây. Từ đó Trung Quốc có một tộc người lấy tên họ Phạm. Bởi vậy ở Từ đường nếu viết 已有水 thì cũng có nghĩa như: 范族祠堂 “Phạm Tộc Từ Đường”.
Các nhánh lớn
Họ Phạm (Thanh Hà, Hải Dương)
Đây là nhánh họ Phạm lớn nhất ở Việt Nam cho đến nay. Có từ đường thờ phụng thủy tổ dòng họ Phạm tại đây. Đến nay đã có 18 đời con cháu sinh sôi và phát triển ở đây. Phạm tộc được chia thành 4 chi (Phạm Đỉnh, Phạm Khả, Phạm Đình và Phạm Kim) Trong đó chi Phạm Đình có con cháu rất đông đảo.
Nổi bật có cụ tổ đời thứ 5 Phạm Đỉnh Chung 范鼎鍾 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn, năm Bảo Thái thứ 5 (1724). Làm quan dưới thời Hậu Lê (Vua Lê Dụ Tông) chức Hàn lâm học sĩ cai quản sổ sách trong triều.
Họ Phạm Thổ Hào (Thanh Chương, Nghệ An)
Phát tích từ xã Thổ Hào, nay là xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Nơi đây thờ phụng Thủy tổ Phạm Kinh Vỹ, đỗ Giải nguyên kì thi Hương khoa Giáp Ngọ, năm Vĩnh Thịnh thứ 10 (1714), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn, năm Bảo Thái thứ 5 (1724).
Họ Phạm Đình (Yên Đồng, Yên Mô, Ninh Bình)
Cụ Phạm Đình Chân sinh năm 1514 tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Cụ giữ chức Đô Úy trông coi việc quân vùng Trấn Sơn Nam ( gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình ngày nay) đời vua Lê Trung Tông và @ Lê Anh Tông. Khi từ quan, cụ cùng con trai Phạm Đình Châu về Xã Yên Đồng Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình ngày nay. Cụ trở thành cụ Tổ của dòng họ Phạm Đình ở đây.
Nhà thờ cụ được Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Ninh Bình. Ngày giỗ cụ ngày 18/11 âm lịch hàng năm.
Dòng họ Phạm Đình là dòng họ lớn tại đây với bốn chi lớn: Phạm Đình, Phạm Ngọc, Phạm Văn và Phạm Doãn
Họ Phạm Ngọc Quế (Quỳnh Phụ, Thái Bình)
Phát tích từ làng Ngọc Quế (hữu ngạn sông Luộc), xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình (cả vùng Ngọc Quế có một họ Phạm duy nhất,nên gọi là họ Phạm Ngọc Quế). Theo truyền khẩu thì dòng họ này thuộc dòng dõi Phạm Lệnh Công (Phạm Chiêm), thuộc một trong các chi ngành Phạm Hạp (979) – (Phạm Hạp là ông tổ 8 đời của danh tướng Phạm Ngũ Lão một danh tướng thời Trần – căn cứ theo sách Kỷ Yếu Tân Biên của Phạm Côn Sơn. Như vậy, dòng họ Phạm Ngọc Quế là cùng chi ngành với danh tướng trên), làng Trà Hương, Khúc Giang, Nam Sách, Hải Hưng. Thủy tổ ngành tại Ngọc Quế là Phạm Đình Xoắn giỗ ngày 20 tháng Giêng âm lịch (sinh được 4 chi). Họ này hiện tại còn lại 3 chi, chi trưởng tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng (chi cụ Phạm Văn Lĩnh), chi hai tại Ngọc Quế, Quỳnh Hoa, Quỳnh Phụ, Thái Bình (chi cụ Phạm văn Biên), chi ba tại nơi phát tích là Nam Sách, Hải Hưng,chi cụ Phạm Văn Lẫm.(Con cháu chi ngành này di cư và hiện cư trú tại Lục Ngạn, Hà Bắc..)….
Theo thần tích miếu Hoàng Bà (Bái Trang, Quỳnh Hoa, Quỳnh Phụ, Thái Bình) do quan Giám Bách thần Nguyễn Hiền (1753) chép lại theo bản chính của quan Hàn Lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính, thì vào thời vua Lý Anh Tông có bà Phạm Thị Huệ (người họ Phạm Ngọc Quế) lấy ông Nguyễn Khuê người làng Bái Trang sinh ra được ba người con gái là Nguyễn Thị Kim (Kim nương), Nguyễn Thị Lan (Lan nương) và Nguyễn Thị Thanh (Thanh nương). Bà Kim nương Nguyễn Thị Kim là một trong các hoàng phi của vua Lý Cao Tông. Ba bà có nhiều công lao giúp vua dẹp loạn giữ nước nên bà Lan nương được phong là “Lương Quốc Thiên Ninh Thái Trường Hoàng Ân công chúa” và bà Thanh Nương là “Thiên Cực Thái Trường Thiện Duyên công chúa”.Bà Kim Nương được phong là”Linh Thông Quốc Mẫu Hoàng Bà quý phi công chúa “Đền miếu các bà vẫn còn được thờ phụng đến ngày nay (nghè Vua Bà thôn Bái Trang, xã Quỳnh Hoa).Căn cứ theo thần tích trên thì Họ Phạm Ngọc Quế là một dòng họ rất lâu đời đã cư trú tại đây (Ngọc Quế,Quỳnh Hoa,Quỳnh Phụ,Thái Bình). Và cũng là một trong những ngành miêu duệ của một dòng họ Phạm anh hùng…
Họ Phạm Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội)
Họ Phạm làng Đông Ngạc (làng Vẽ cổ) (nay thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội), hình thành từ cuối thời nhà Trần (thế kỷ thứ 14). Thủy tổ là cụ Phạm Húng (khoảng năm 1345).Căn cứ vào những thư tịch Hán Nôm hiện còn lưu giữ được như: Phạm tộc phả ký, Phạm tộc gia phả, Đông Ngạc Phạm tộc gia tiên… thì tổ tiên họ Phạm gốc ở Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay). Do những biến cố của lịch sử, có 3 anh em họ Phạm đầu tiên rời Ái Châu ra đinh sinh cơ lập nghiệp ở các nơi: một người về Đôn Thư (Thanh Oai – Hà Tây), một người về Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) và một người về Đông Ngạc (Từ Liêm – Hà Nội). Con cháu của họ di cư, lập nghiệp trên khắp toàn quốc, trong đó có một nhánh họ Phạm ở Hải Phòng. (Về chi họ Phạm ở Hải Phòng, vì chưa đủ tài liệu nên chưa thể hoàn thành, sẽ tiếp tục được nghiên cứu). Trải quan trên 600 năm, dòng họ Phạm làng Đông Ngạc đã phát triển tới 16 chi (Đại tôn), thuộc hai hàng Giáp, Ất và qua 22 thế hệ con cháu.
Tổ tiên họ Phạm rất nghèo nhưng hiếu học, trọng đạo nghĩa, đã mở đầu truyền thống học giỏi, đỗ cao và thanh liêm, có nhiều công lao đóng góp cho đất nước xóm làng. Dòng họ này thời phong kiến đã có 9 Tiến sĩ (trong đó có 1 Bảng nhãn, 1 Hoàng giáp) và 2 Sĩ vọng.
Phạm Thọ Lý (1610-1685) và Phạm Quang Dung (1675-1739) được thờ là Hậu thần tại bái đường đình làng Đông Ngạc vì đã có nhiều công lao với nước, với dân. Phạm Quang Dung đỗ Tiến sĩ năm Bính Tuất (1706). Ông đã từng làm Chánh sứ Trung Quốc năm Nhâm Tý (1732), làm quan tới chức Công bộ Thượng thư, Lệ quận công.
Phạm Quang Trạch, đỗ bảng nhãn khoa thi năm Quý Hợi (1683), đã từng giữ chức Lễ bộ hữu thị lang, tác giả cuốn Nam chưởng kỷ lục về mối bang giao giữa Đại Việt và Ai Lao.
Phạm Gia Chuyên (1791-1862), cháu 5 đời của Bảng nhãn Phạm Quang Trạch, cháu 4 đời của Tiến sĩ Phạm Nguyên Ninh, đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm 1832. Ông làm quan thời nhà Nguyễn, đã từng giữ các chức Tri phủ Kiến Xương (Thái Bình), Lễ bộ viên ngoại lang, Đốc học tỉnh Ninh Bình, Tự nghiệp Quốc tử giám. Ông tham gia soạn cuốn Quốc sử lược biên.
Trong thời hiện đại, nhiều người trong họ đã thành đạt, trong đó có Trung tướng GS-TS Phạm Gia Khánh (Giám đốc Học viện Quân y), GS-TS Phạm Gia Khải (Viện trưởng Viện Tim mạch), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm là một hậu duệ đời thứ 17 chi Ất.
Con cháu của dòng họ này đã lưu giữ được gần như là trọn vẹn các bản gia phả, tộc phả được bảo quản tại Viện Hán Nôm và trong các gia đình từ đời thứ nhất đến đời thứ 19.
Họ Phạm Vĩnh Lại (Vụ Bản, Nam Định)
Họ Phạm Vĩnh Lại, Thiên Bản (tên cũ Cổ Sư) nay là thôn Vĩnh Lại, Xã Vĩnh Hào, về lập làng từ đầu thế kỷ 15 sau khi 370 người bị Hồ Quý Ly giết sau vụ ám sát hụt ông ở Hội thề Đốn Sơn. Gốc vốn Trần tộc Tức Mặc đổi sang họ Phạm.
Hiện từ đường Phạm Tộc Vĩnh Lại vẫn còn bức đại tự ” Dĩ thủy nguyên Trần_已 水 源 蔯” để chỉ về nguồn cội và cũng là 1 cách chiết tự họ Phạm do Ly tán từ Kinh Thi:”Phong thủy hữu khỉ. Vũ vương khởi bất sĩ. Di quyết tôn mưu. Dĩ yến dực tử. Vũ vương chưng tai!
豐水有芑.武王豈不仕.詒厥孫謀.以燕翼子.武王烝哉.”
Năm 1400 cụ Trần Đức đựợc đổi sang Phạm Đức, 5 họ lập nên Vĩnh Phúc Trang.
Từ thế kỷ 17 tới cuối thế kỷ 18, trải qua gần 200 năm họ Phạm Cổ Sư đóng góp cho đất nước hơn chục quan văn võ, trong đó có 1 Thiếu bảo Quận công, 4 tước Hầu, 2 tước Bá. Có công mở chợ Gôi, mở chợ Sy, đào sông Vĩnh Giang để tưới tiêu chống lụt lội, làm cầu, miễn tô thuế cho dân 50 năm. Dòng họ có 4 người được thờ làm Phúc thần của làng.
Từ đời Lại Quận Công Phạm Đình Kính, làng có 1 Tiến sỹ, 2 Cống sỹ, và hơn chục Giám sinh quốc tử giám, Chiêu văn quán. Trường tư do dòng họ Phạm đào tạo nhiều thế hệ trong vùng.
Phạm Đức Quảng (hay Phạm Phúc Quảng): một võ tướng có công trong đánh giặc, giữ yên biên cương phía Nam, lại có công chiêu dân, lập ấp ở vùng Ma Linh (sau đổi là Minh Linh, thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay).Trước làm Tán vị công thần, Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Cẩm phú hầu y vệ Đô chỉ huy sứ tư đô chỉ huy cơ quan phong tặng Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu Lễ bộ Tả thị lang Cẩm phú hầu. Ông là ông nội tiến sỹ Phạm Đình Kính.
Phạm Thuần Hậu: ông là cha của tiến sỹ Phạm Đình Kính. Ông làm thừa chính sứ Lạng Sơn, có công giúp dân khắc phục cảnh đồng chiêm chũng, mở trường khuyến khích việc học tập.Trước làm Quang tiến thân lộc đại phu, Trinh Nghĩa nam, tặng Cung hiển đại phu, sau tặng thêm Đặc tiến Lễ bộ Tả thị lang, Cẩm phú hầu, Kim tử vinh lộc đại phu, Hộ bộ Tả thị lang, Trinh Nghĩa hầu.
Phạm Đình Kính: Ông thờ hai vua Lê Dụ Tông, Lê Thuần Tông, làm quan đến Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, trải qua Hữu thị lang bộ Binh, tả thị lang Bộ Lễ, tả thị lang Bộ Hộ, Đô ngự sử, Lễ bộ thượng thư, Hình bộ thượng thư, Binh bộ thượng thư, Nhập thị tham tụng kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị kinh diên. Khi về hưu được phong tước Vĩnh Lại Quận công, được tặng chức Thiếu bảo. Ông 2 lần đi sứ Nhà Thanh làm vẻ vang quốc thể, được vua Ung CHính ban biển vàng ” Vạn Thế Vĩnh Lại” và 3 bộ sách quý. Ông cùng chánh sứ Phạm Khiêm Ích và phó sứ Nguyễn Huy NHuận có công lớn trong việc giữ gìn cương thổ quốc gia: đòi lại 120 dặm châu Thủy Vĩ và mỏ đồng Tụ Long. Mỏ này chiếm trữ lượng khoảng 70% đồng của Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong tài chính và quân sự.
Phạm Thanh Thận (húy Tùy) là con trai cả Lại Quận Công, đỗ Hương Cống khoa Ất Tỵ (1725), làm tới Thiêm tri thị nội Tả binh phiên tả dụ đức Hương Phái Hầu, phong Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, gia phong Dực bảo trung hưng linh phù tôn thần. Ông có con gái Tuệ Mẫn gả cho Nguyễn Bá Uông, con trai tiến sỹ Nguyễn Bá Lân, dòng họ Nguyễn Cổ Đô- Ba Vì.
Phạm Đôn Mẫn: đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu tán ty Tuyên QUang sứ tán ty thừa chánh sứ tư tham chính nghị Huy Lĩnh Bá. Ông cùng 14 gia đình lên Cam Đường sứ Tuyên Quang (nay là Thị xã Cam Đường, tỉnh Lào Cai) để lập ấp mới và bảo vệ biên giới phía bắc.
Cháu trai Lại quận Công là Phạm Đình Tiến (một số tư liệu dịch là ĐÌnh Trùy, húy Thùy) Trì uy tướng quân Đô chỉ huy sứ đồng tri Tiến Lĩnh Hầu, gia phong Dực bảo trung hưng linh phù tôn thần.Ông giỏi binh pháp, tham gia dẹp loạn khởi nghĩa Vũ Đình Dung. Do dân phiêu tán,ruộng đồng bỏ hoang nhiều năm, năm Cảnh Hưng thứ 15 (Quý Mùi 1763) ông nhận chỉ của vua Lê Hiển Tông về quy tập dân chúng và đổi làng Hóp thành Làng Báo Đáp, nay là làng Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Họ Phạm (Quảng Trạch, Quảng Bình)
Họ Phạm làng Cảnh Dương (nay xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, hình thành 1643. Thủy tổ Phạm Ông Chăm.
Phạm Chân sinh năm Giáp Tý (1804), năm Đinh Dậu (1837) đậu cử nhân, năm Mậu Tuất (1838) đậu Tiến sĩ. Phạm Chân được cử giữ chức Án Sát tỉnh Thanh Hóa, Án sát tỉnh Lạng Sơn, có công dẹp bọn giặc phỉ phương Bắc. Khi giặc Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, Phạm Chân đã chiến đấu ngoan cường bảo vệ thành Biên Hòa – Gia Định. Khi thất thủ, không cam chịu rơi vào tay giặc, ông tuẫn tiết giữ tấm lòng trung, được triều đình nhà Nguyễn đưa vào thờ ở Trung Nghĩa đường.Con cháu của dòng họ này đã lưu giữ trọn vẹn bản gia phả bằng chữ Hán Nôm cổ và trong các gia đình từ đời thứ nhất đến đời thứ 14.
Họ Phạm Thanh Bình (Thanh Liêm, Hà Nam)
Cụ khởi tổ là Phạm Bá Thượng (đầu thế kỷ 18), có thể xuất thân từ các dòng họ Phạm miền biển (có thể là Thái Bình, Thanh Hóa) . Khởi nghiệp tại thôn Lợ, xã Tốt Khê, tổng Hòa Ngãi (nay là Tổ dân phố 3, Thị trấn Tân Thanh (trước năm 2020 là thôn Lã, xã Thanh Bình), huyện Thanh Liêm, Tỉnh Hà nam). Họ có 4 chi lớn, đến nay đã có đời thứ 10. Con cháu các đời sinh sống tập trung tại xã Thanh Bình (chủ yếu tại thôn Lã và thôn Đạt Hưng), một nhánh định cư tại nước Úc.
Nhân vật nổi bật
Việt Nam
Thời Hùng Vương
- Phạm Duy Minh, Danh tướng thời Hùng Vương chống Thục.
Nhà nước Lâm Ấp (Champa)
- Phạm Hùng (Champa): vua của triều vương thứ nhất (192-336) của nước Lâm Ấp, trị vì 270 – 282. Ông bị tướng Đào Hoàng của nhà Tây Tấn đánh bại.
- Phạm Duật (Champa): con của Phạm Hùng, trị vì từ 283 – 336.
- Phạm Văn: tể tướng Lâm Ấp, lên ngôi khi Phạm Dật mất, mở đầu triều vương thứ hai (336 – 420), trị vì từ 336 đến 349.
- Phạm Phật: con của Phạm Văn, trị vì từ 349 – 380.
- Phạm Hồ Đạt: con của Phạm Phật, trị vì từ 380 – 413.
- Phạm Tu Đạt và con cháu, trị vì lâm Ấp từ 413 đến 420.
- Phạm Dương Mại I mở đầu triều vương thứ ba (420 – 530), trị vì 420 – 421.
- Phạm Dương Mại II: trị vì 421 – 446, nhiều lần tiến quân đánh Nam – Bắc triều của Trung Quốc (nhà Lưu Tống).
- Phạm Thần Thành: con của Phạm Dương Mại II, trị vì từ 455 – 472.
- Phạm Đang Căng Thuần, con vua Phù Nam tị nạn tại Lâm Ấp, cướp ngôi và trị vì từ 472 – 492.
- Phạm Chư Nông: con của Phạm Thần Thành, giết Phạm Đăng Căn Thăng, được vua Nam Tề Vũ Đế phong vương Lâm Ấp năm 492, trị vì từ 492 – 498 thì chết đuối vì gặp bão khi đang trên đường sang Nam Tề.
- Phạm Văn Tẩn: trị vì 498 – 502.
- Phạm Thiên Khởi: trị vì 510 – 514.
- Phạm Phạn Chi: trị vì từ 577 – 629. Năm 605, ông bị tướng Lưu Phương của nhà Tùy đánh bại, phải co cụm lên vùng rừng núi Trà Kiệu (Quảng Nam) ngày nay. Cuối thời kì của ông là thời kì ra đời của nhà nước Champa.
Thời Tiền Lý
- Phạm Tu: võ tướng nhà Tiền Lý giúp Lý Nam Đế dựng nước Vạn Xuân.
Nhà Ngô
- Phạm Lệnh Công: võ tướng nhà Ngô giúp Ngô Quyền dựng nước và là Hào trưởng vùng Trà Hương.
- Phạm Bạch Hổ: một sứ quân trong số 12 sứ quân nhà Ngô.
- Phạm Thị Uy Duyên: Thân mẫu của Ngô Xương Xí
Nhà Đinh và Tiền Lê
- Phạm Cự Lạng: danh tướng thời nhà Đinh và nhà Tiền Lê.
- Phạm Thị Trân: bà tổ nghề hát chèo Việt Nam.
Nhà Lý
- Phạm Thị Ngà, thân mẫu vua Lý Công Uẩn
- Phạm Bỉnh Di (? – 1209): Tướng lĩnh thời Lý Cao Tông, là một trung thần của triều đình. Sau khi bị gian thần Phạm Du giết tại điện Kinh Tinh cùng con trai Phạm Phụ, loạn Quách Bốc cũng nổ ra, cùng với sự nổi dậy của nhiều sứ quân khác, triều đình nhà Lý đã suy lại càng suy vong, tạo điều kiện thuận lợi cho thế lực nhà Trần do Trần Lý và con trai Trần Tự Khánh dẫn đầu bắt đầu quá trình tiếm quyền và xây dựng triều đại của mình 15 năm sau.
- Phạm Du (? – 1209): tướng lĩnh nhà Lý, là một gian thần, ưa thói xiểm nịnh, sau vì họa sắc dục đến nỗi mất mạng.
Danh tướng Phạm Ngũ Lão
Nhà Trần
- Phạm Kính Ân, Thái úy nhà Trần.
- Phạm Sư Mạnh: danh sĩ nhà Trần, học trò giỏi của Chu Văn An, nổi danh ngang Lê Quát.
- Phạm Trần Thiện: Binh bộ Hiệp lý đề đốc Tứ vệ Ngự Doanh Lân Dương Hầu (Thời Vua Lê Chiêu Thống)
- Phạm Hữu Thế (Yết Kiêu): Danh tướng thời Trần, giúp nhà Trần đánh tan quân Nguyên Mông
- Phạm Ngũ Lão: danh tướng dưới quyền Trần Hưng Đạo.
- Phạm Thế Căng: Thổ hào vùng Nghệ An, trung thành với nhà Trần. Về sau, theo hàng Trương Phụ là một tướng nhà Minh làm phản. Khi Đặng Tất tiến đánh Nhật Lệ, Quảng Bình, ông bị giết.
Nhà Hậu Lê, Lê Trung Hưng, Nhà Mạc
- Phạm Thị Ngọc Trần: Cung Từ Cao hoàng hậu, vợ vua Lê Lợi, thân mẫu vua Lê Thái Tông.
- Phạm Đôn Lễ: Hay còn gọi Trạng Chiếu. Quê quán làng Hải Triều, huyện Ngư Thiên, nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình. Trú quán xã Thanh Nhàn, huyện Kim Hoa, nay thuộc Sóc Sơn, Hà Nội. Ông đỗ Đệ Nhất giáp Tiến sĩ đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức 12 (1948) đời Lê Thánh Tông. Từ thi Hương đến thi Đình ông đều đỗ đầu. Ông là trạng nguyên được đi học sớm nhất. Khi mất nhân dân tôn làm Phúc Thần.
- Phạm Đốc: (1513-1558) tên thụy là Trung Nghi, ông là danh tướng thời Lê Trang Tông-Trịnh Kiểm. Quê ở Thổ sơn, Vĩnh Phúc, Thanh hóa (nay là thôn Thổ phụ, xã Vĩnh tiến, huyện Vĩnh lộc, tỉnh Thanh hóa). Ông làm quan tới chức Thái phó, tước Đức quận công. Khi mất ông được truy tặng Thái úy, tước Đức Quốc
- Phạm Huy: (1470 – ?) là một tiến sĩ dưới thời vua Lê Thánh Tông, từng làm đến chức Công Bộ đô cấp.
- Phạm Hưng Văn: ông là Tiến sỹ quê làng Động Hối, huyện Thanh Lan, phủ Tân Hưng (nay là thôn Đồng Lang, xã Đông Vinh, huyện Đông Hưng). Ông thi Đỗ Hoàng giáp khoa Ất Mùi niên hiệu Hồng Đức năm thứ 6 (1475) đời vua Lê Thánh Tông; khoa thi này là Đệ Nhất giáp cập đệ chỉ có một người, sau đến đệ Nhị giáp là ông. Sau khi thi đỗ, ông được bổ nhiệm vào Hàn lâm, thăng dần đến Đô ngự sử. Năm Đinh Tỵ (1497), được cử dẫn đầu đoàn sứ bộ Đại Việt sang nhà Mình (Trung Quốc). Khi trở về, ông cùng đi với hai đoàn sứ bộ nhà Minh, một đoàn sang viếng tang vua Lê Thánh Tông, một đoàn sang phong vương cho vua Lê Hiếu Tông. Phạm Văn Hưng cùng trao đổi xướng họa thơ văn với các nhân sĩ, trí thức Trung Quốc, được họ hết lời khen ngợi. Đi sứ về ông bị bệnh qua đời, chuyện ông bị chết sau khi đi sứ về có nhiều lời đồn đại, có người cho rằng “ông bị hại”, thực hư chưa rõ, nhưng ông được vua Lê Hiến Tông truy phong Thượng thư Bộ hình, được làm phúc thần của làng.
Phạm Phú Thứ
- cụ Phạm Đình Chân (1514-.?): sinh tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh giữ chức Đô Úy trông coi việc quân vùng Trấn Sơn Nam (gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Đinh, Thái Bình và Ninh Bình ngày nay)thời vua Lê Anh Tông. Sau khi từ quan cụ về xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và ở lại đây và trở thành cụ Tổ dòng họ Phạm Đình tại xã Yên Đồng. Nhà thờ cụ được Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh (tỉnh Ninh Bình).
- Phạm Trấn (1523-?): người xã Lâm Kiều, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn Lâm Cầu, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Ông đỗ đệ nhất giáp đồng tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (trạng nguyên), khoa Bính Thìn niên hiệu Quang Bảo thứ 2 (1556) đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Ông làm quan cho nhà Mạc, đến khi nhà Mạc mất cự tuyệt không ra làm quan cho nhà Lê nên bị ám hại.
- Phạm Duy Quyết (1521-?.chữ Hán: 范維玦), người làng Xác Khê, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, Hải Dương. Đỗ trạng nguyên năm 42 tuổi khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Thuần Phúc thứ nhất (1562), đời Mạc Phúc Nguyên. Làm quan đến Tả thị lang bộ lại kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Xác Khê Hầu.
- Phạm Tri Chỉ Người làng Áng Ngoại – Xã trung Lập – Huyện Vĩnh Bảo – Hải Phòng. Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn niên hiệu Thuần Phúc 4 (1568) đời Mạc Mậu Hợp. Trước làm quan triều Mạc, sau làm quan nhà Lê đến chức Thị lang.
- Phạm Tiên Nga: tên thật của Liễu Hạnh công chúa.
- Phạm Thị Ngọc Hậu: Đoan Thuần Hoàng thái hậu, vợ vua Lê Thần Tông, thân mẫu của vua Lê Huyền Tông.
- Phạm Nhật Minh: tể tướng thời Hậu Lê.
- Phạm Đình Hổ: nhà văn, nhà thơ thời Hậu Lê
- Phạm Nguyễn Du: nhà thơ thời Hậu Lê.
- Phạm Vấn: công thần khai quốc nhà Hậu Lê.
- Phạm Văn Xảo: công thần khai quốc nhà Hậu Lê.
- Phạm Đỉnh Chung范鼎鍾 người làng Tuấn Kiệt, huyện Đường An, Hải Dương, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, làm quan dưới thời Hậu Lê (Lê Dụ Tông).
- Phạm Đình Kính danh thần thời Lê Trung Hưng, Lại Quận Công trong lịch sử Việt Nam.
- Phạm Khiêm Ích đại thần nhà Lê Trung Hưng.
- Phạm Quý Thích (范 貴 適, 1760-1825), tự: Dữ Đạo, hiệu: Lập Trai, biệt hiệu: Thảo Đường cư sĩ; là danh sĩ cuối đời Lê trung hưng-đầu đời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
- Phạm Tử Nghi: danh tướng nhà Mạc, được ban tước Tứ Dương hầu, chức vụ Thái úy. Được thờ ở trên 70 lãng xã từ Quảng Ninh tới Ninh Bình, đặc biệt là vùng Hải Phòng, Hải Dương
- Phạm Đình Trọng tướng thời Lê Mạt trong lịch sử Việt Nam, có công dẹp khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài.
Nhà Tây Sơn
- Phạm Công Hưng: danh tướng, trụ cột nhà Tây Sơn.
- Phạm Văn Tham: Thái bảo, tướng lĩnh nhà Tây Sơn.
- Phạm Văn Điềm: tướng lĩnh kiệt xuất, trung thành của nhà Tây Sơn.
- Phạm Văn Định: tướng lĩnh nhà Tây Sơn.
- Phạm Ngạn: Tướng lĩnh nhà Tây Sơn.
- Phạm Văn Trị: Giả vương, tướng lĩnh của phong trào Tây Sơn.
- Phạm Thị Liên: Hoàng hậu, chính thất của vua Quang Trung.
Nhà Nguyễn
- Phạm Văn Nhân, tước vị Tiên Hưng Quận công, võ tướng đại thần triều Nguyễn.
- Phạm Viết Chánh: danh sĩ và là Án sát tỉnh An Giang triều vua Tự Đức, nhà Nguyễn.
- Phạm Phú Thứ: đại thần nhà Nguyễn.
- Phạm Hoàn: Làm quan Thượng Thư triều Nguyễn thời vua Khải Định. Về hưu thăng Hiệp Biện Đại Học Sỹ. Có lịnh ái bà Diệm Tân là đệ tam phu nhân vua Khải Định.
- Phạm Bá Phổ cháu họ ông Phạm Hoàn, làm quan Án Sát Quảng Ngãi, Tham Tri Bộ Hình, Tổng Đốc An Tĩnh, về hưu được phong Thượng Thư Bộ Lễ. Là người giúp cho Bạch Liên nữ sĩ trong Gia đình Bác Hồ thoát khỏi tù án khổ sai 9 năm ở Quảng Ngãi và ông tìm cách để bà được tự do 2 năm sau.
- Phạm Bá Nguyên, con trai ông Phạm Bá Phổ là nhà báo thế hệ đầu tiên ở Huế. Là người thầy, người ảnh hưởng nhất đến nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân. 2019-08-22 tại Wayback Machine
- Phạm Hữu Nhật: thủy quân chánh đội trưởng suất đội Hoàng Sa triều Nguyễn.
- Phạm Hữu Tâm: danh tướng của nhà Nguyễn, Việt Nam.
- Phạm Thế Hiển: danh thần đời Minh Mạng.
- Phạm Thị Tuyết, phong hiệu Nhị giai Gia phi, thứ phi của vua Minh Mạng, mẹ sinh Thọ Xuân vương Miên Định.
- Thái hậu Từ Dụ, tên thật là Phạm Thị Hằng.
- Phạm Huy Quang: (1846-1888), tên lúc nhỏ là Phạm Huy Ôn, quê làng Phù Lưu huyện Đông Quan tỉnh Nam Định (thời vua Tự Đức), nay là xã Đông Sơn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Phạm Huy Quang, từng làm quan nhà Nguyễn tới chức Giám sát ngự sử đạo Đông Bắc (chức quan thuộc Đô sát viện nhà Nguyễn), là nghĩa quân chống Pháp, từng cùng Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện chỉ huy đánh Pháp trong trận Bắc Lệ, sau đó cùng Tạ Hiện lãnh đạo Cần Vương kháng Pháp tại Thái Bình và Nam Định theo lời kêu gọi của vua Hàm Nghi.
Phạm Hồng Thái
Hiện đại
- Phạm Hồng Thái: nhà hoạt động trong Phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào năm 1924 tại Quảng Châu, Trung Quốc.
- Phạm Quỳnh: Thượng thư của Vua Bảo Đại.
- Trần Tử Bình: tên thật là Phạm Văn Phu. Là một trong những vị tướng đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Phạm Hữu Lầu: đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên tại tỉnh Đồng Tháp. Bí thư Xứ ủy Nam bộ.
- Phạm Hùng, Thủ tướng Việt Nam.
- Phạm Ngọc Thạch: Bác sĩ, Cố Bộ trưởng Bộ Y tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Phạm Quang Lễ: tức Trần Đại Nghĩa, Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ.
- Phạm Văn Cương: tức Nguyễn Cơ Thạch, Cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam.
- Phạm Huy Thông: nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
- Phạm Song: Giáo sư, Viện sĩ, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
- Phạm Thế Duyệt: ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII và VIII, Bí thư thành ủy Hà Nội, chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa V.
- Phạm Văn Trà: Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2006, ủy viên Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phạm Gia Khiêm: Ủy viên Bộ Chính trị, phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
- Phạm Quang Nghị: Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị khoá X.
- Phạm Hồng Thanh (sinh năm 1946) là một Tướng lĩnh cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1998-2008).
- Phạm Thanh Ngân: thượng tướng, nguyên chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Phạm Văn Côn: tên thường gọi là Trần Quyết.
- Phạm Xuân Ẩn: Thiếu tướng tình báo Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Phạm Kiệt: Phạm Quang Khanh, trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Phạm Hưng: là một luật sư và thẩm phán người Việt Nam. Ông từng là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam từ tháng 2 năm 1979 đến tháng 5 năm 1997, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam.
- Phạm Huy Dũng: (sinh năm 1962) là một tướng lĩnh trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, hiện là Cục trưởng Cục Tác chiến Điện tử Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Phạm Huy Tập: (sinh năm 1957) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, từng là Chính ủy Bộ đội Biên phòng từ năm 2012 đến năm 2017
- Phạm Huy Hùng: sinh năm 1954, nguyên quán Hà Nội, là Tiến sĩ Kinh tế – Đại học Tài chính Kế toán (1997), là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá 13.
- Phạm Huyền Ngọc: (sinh ngày 4 tháng 10 năm 1962) là một Đại tá Công an Nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam.
- Phạm Văn Hai: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
- Phạm Văn Phú: Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
- Phạm Quốc Thuần, Trung tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Tư lệnh Quân đoàn 3 và Quân khu 3.
- Phạm Xuân Chiểu: Trung tướng QLVNCH, Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn, Đại sứ VNCH tại Nam Triều Tiên (Hàn Quốc).
- Phạm Văn Bạch: Nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Phạm Minh Chính: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Trưởng ban tổ chức trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật
- Phạm Ngọc Thảo: đại tá tình báo Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Phạm Quý Ngọ: Trung tướng, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Thứ trưởng Bộ Công an.
- Phạm Tuân: Trung tướng, Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Liên Xô, người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng.
- Phạm Bình Minh: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, con trai Nguyễn Cơ Thạch.
- Phạm Văn Đồng: Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 1955 đến 1976. Nay là nước CHXHCN Việt Nam.
- Phạm Dũng: Thượng tướng, phó giáo sư tiến sĩ, Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Thứ trưởng Bộ Công an (nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ).
- Phạm Quốc Trung: Trung tướng, Phó Giáo sư, Hiệu trưởng Trường Đại học Chính trị Bộ Quốc phòng.
- Phạm Xuân Thuyết: là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Ông từng giữ các chức vụ: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 4.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa (Phạm Quang Lễ)
- Phạm Vũ Luận: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (2011-2016), Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII (nhiệm kỳ 2011-2016), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010-2016).
- Phạm Thị Hải Chuyền: Ủy viên BCH Trung uong khóa X,XI; Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2011-2016).
- Phạm Quang Vinh, Trung tướng QĐND-VN.
- Phạm Ngọc Tuyển: Thiếu tướng QĐ NDVN, Anh hùng lao động.
Lĩnh vực khác
- Phạm Công Tắc (1890-1959), tự là Ái Dân, biệt hiệu Tây Sơn Đạo, là một trong những lãnh đạo trong việc hình thành, xây dựng, phát triển và kiện toàn hệ thống tôn giáo của đạo Cao Đài. Ông còn là một nhân sĩ trí thức dấn thân nổi tiếng ở Việt Nam thế kỷ 20.Thủ tướng Phạm Văn Đồng
- Phạm Ngọc Sơn Danh ca nhạc sĩ Ngọc Sơn, ca nhạc sĩ đương đại với nhiều nhạc phẩm tiêu biểu về Tình yêu, Tình Quê hương, Đất nước.
- Phạm Hồng Phước, nam ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên điện ảnh người Việt Nam.
- Phạm Quang Lịch (1924 – 2010), tức thi sỹ Trần Đồng Vọng, là một nhà Văn, nhà Thơ, họa sỹ thế kỷ XX, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (thập niên 1960 – 1970), Việt Nam Cộng hòa.
- Phạm Công Thiện (1941-2011) là một thi sĩ, nhà văn, triết gia, học giả, và cư sĩ Phật giáo người Việt Nam với pháp danh Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 1960 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Bút danh khác: Hoàng Thu Uyên.
- Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ tục danh Phạm Văn Thương sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào, ông quê tại Quảng Bình, Việt Nam, là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với Chính phủ Việt Nam. Ông hiện là Đệ nhất phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).
- Phạm Thiên Thư: (tức Phạm Kim Long) Nhà thơ, Cư sỹ Phật giáo
- Phạm Khuê: con trai Phạm Quỳnh, Cố Giáo sư, Bác sĩ, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa, Bộ Y tế.
- Phạm Tuyên: con trai Phạm Quỳnh, Nhạc sĩ Việt Nam.
- Phạm Tiến Duật: là một nhà thơ Việt Nam với nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu viết trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam”Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”,”Bài thơ về tiểu đội xe không kính”…
- Phạm Duy Tốn: nhà văn hiện thực.
- Phạm Trọng Cầu: một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả ca khúc Mùa thu không trở lại và bài hát thiếu nhi Cho con.
- Phạm Duy: con trai nhà văn Phạm Duy Tốn, nhạc sĩ tân nhạc nổi tiếng
- Phạm Đình Chương: nhạc sĩ nổi tiếng.
- Phạm Thế Mỹ: nhạc sĩ, nhà cách mạng nổi tiếng.
- Phạm Ngọc Tính: là một bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965 – 1975) và đạt huy chương kháng chiến hạng nhất
- Phạm Tăng: Họa sĩ với bức tranh”Vũ trụ”, đã được giải thưởng của UNESCO.
- Phạm Hổ: nhà văn, anh trai nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.
- Phạm Tuấn Tài: (1905 – 1937), hiệu Mộng Tiên; là nhà giáo, nhà cách mạng Việt Nam
- Phạm Văn Mách: Lực sĩ
- Phạm Thành Lương: Cầu thủ bóng đá
- Phạm Văn Quyến: Cầu thủ bóng đá
- Phạm Phước Hưng: Vận động viên thể dụng dụng cụ hàng đầu Việt Nam
- Phạm Huỳnh Tam Lang: Cầu thủ đá bóng thời Việt Nam Cộng hòa
- Phạm Đức Huy, cầu thủ bóng đá, tuyển thủ thuộc đội tuyển U23 Việt Nam năm 2018.
- Florentin Phạm Huy Tiến, cầu thủ bóng đá Việt kiều Romania.
- Thanh Tuyền: Ca sĩ: Thanh Tuyền (Hải ngoại) – (Phạm Như Mai)
- Phạm Minh Tài: Nhà văn Sơn Nam, còn gọi là”ông già Nam Bộ”. Là nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu Việt Nam.
- Phạm Văn Khoa: đạo diễn lão thành của điện ảnh cách mạng Việt Nam
Nhạc sĩ Phạm Duy
- Phạm Cô Gia: lão nữ võ sư chưởng môn Phạm Gia võ phái.
- Phạm Khắc: Nghệ sĩ nhân dân, nguyên Giám đốc Đài Truyền hình HTV, Đạo diễn phim truyền hình
- Phạm Huy Quỹ: (sinh năm 1910) và một giáo sư âm nhạc Việt Nam. Ông được xem là giáo sư đầu tiên của bộ môn cello tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
- Phạm Hữu Quang: (1952 – 2000) là một nhà thơ ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Phạm Nhật Vượng: là một doanh nhân người Việt Nam được xem là vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó (1 tỷ đô la bằng 20.000 tỷ đồng).Ông cũng chính là chủ tịch và người sáng lập ra Vin Group.Tháng 11/2017 tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt lên 3,4 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 665 thế giới nhờ Vincom Retail.
- Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, hồng y – giám mục Công giáo Việt Nam, nguyên Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh
- Louis Phạm Văn Nẫm, giám mục Công giáo Việt Nam, nguyên Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh
- Giuse Phạm Văn Thiên, giám mục Công giáo Việt Nam, nguyên Giám mục tiên khởi Giáo phận Phú Cường
- Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, hồng y – giám mục Công giáo Việt Nam, nguyên Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội
- Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh, giám mục Công giáo Việt Nam, nguyên Giám mục tiên khởi Giáo phận Bùi Chu
- Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, giám mục Công giáo, nguyên Giám mục tiên khởi Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng
- Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, giám mục Công giáo Việt Nam, nguyên Giám quản Giáo phận Bùi Chu, giám mục tiên khởi Giáo phận Qui Nhơn, Giáo phận Đà Nẵng
- Đan Trường, tên thật Phạm Đan Trường, Ca Sĩ Việt Nam
- Thanh Thảo (Ca Sĩ) , tên thật Phạm Trịnh Thanh Thảo, Ca Sĩ Nhạc Trẻ Việt Nam
- Khánh Phương, tên thật Phạm Khánh Phương, Ca Sĩ Nhạc Trẻ Việt Nam
- Phạm Quỳnh Anh, Ca Sĩ Nhạc Trẻ Việt Nam
- Quỳnh Nga, tên thật Phạm Thị Quỳnh Nga, Diễn Viên Truyền Hình, Ca Sĩ Nhạc Trẻ Việt Nam
- Hương Tràm, tên thật Phạm Thị Hương Tràm, Ca Sĩ Nhạc Trẻ Việt Nam
- Phạm Hải Yến, nữ cầu thủ bóng đá
- Isaac, tên thật Phạm Lưu Tuấn Tài, Ca Sĩ Nhạc Trẻ Việt Nam
- Jun Phạm, tên thật Phạm Duy Thuận, Ca Sĩ Nhạc Trẻ Việt Nam
- Khánh Ngọc, tên thật Phạm Thị Hồng Thanh, Ca Sĩ Việt Nam
- Phạm Phương Thảo, ca sĩ nhạc nhẹ, NSƯT Việt Nam
Người đẹp
- Phạm Thu Hằng – Hoa khôi Thủ đô Hà Nội 2005, đại diện Việt Nam dự thi Hoa hậu Hoàn vũ 2005
- Phạm Thị Thùy Dương – Á khôi 1 Hoa khôi Thủ đô Hà Nội 2005, đại diện Việt Nam dự thi Hoa hậu Quốc tế 2007
- Phạm Thị Hương – Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015, đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Hoàn vũ 2015
- Phạm Hồng Thúy Vân – Á khôi 1 Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2014, Á hậu 3 Hoa hậu Quốc tế 2015, Á hậu 2 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019
- Phạm Ngọc Phương Linh – Á khôi 2 Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2016, đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Quốc tế 2016
- Jennifer Phạm (Phạm Vũ Phượng Hoàng) – Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2006
- Phạm Thị Mai Phương – Hoa hậu Việt Nam 2002, đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Thế giới 2002
- Phạm Thị Thanh Hằng – Siêu mẫu, Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2002, đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Liên lục địa 2005
- Phạm Ngọc Phương Anh – Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2020, đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Quốc tế 2022
- Phạm Đình Minh Triệu, Giải Đồng Siêu mẫu Việt Nam 2008