Lễ hội đền Dành

Lễ hội đền Dành

Lễ hội đền Dành được tổ chức trong 2 ngày 19 và 20 tháng Giêng hàng năm, tại xã Việt Lập và Liên Chung, huyện Tân Yên.

Núi Dành hay còn gọi là núi Chung Sơn, là một khối núi lớn ở phía đông huyện Tân Yên. Thế núi uyển chuyển hùng vỹ, đỉnh cao nhất của núi cách mặt nước biển đến hàng trăm mét.  Đền Dành toạ lạc trên đỉnh núi Dành, đền có từ thời Lê, trải qua nhiều lần trùng tu xây dựng. Tại đây thờ đức thánh Cao Sơn- Quý Minh, những người có công giúp vua Hùng Vương thứ 18 đánh giặc giữ nước. Nằm trong quần thể di tích, ngoài đền Dành còn có Đình Vường ở thôn Hậu, tên chữ là đình Thịnh Vượng. Đây là ngôi đình đẹp, thế kỷ XVIII và là 1 trong 3 ngôi đình nguyên mẫu của tỉnh ta được được Bộ VH- TT công nhận di tích lịch sử ngày 25.1.1991. Cạnh đó là Chùa Không bụt, tên chữ là Cống phường tự, được công nhận Di tích lịch sử văn hoá năm 2008. Đền Dành trên đỉnh núi có độ cao 117 m, xung quanh đều là thông, bạch đàn xanh tốt, ngay dưới chân núi là giếng nhỏ có tên mũi voi. Tương truyền: Giếng không bao giờ cạn, xung quanh ngọn núi tồn tại nhiều câu chuyện  dân gian. Đền Dành xưa là ngôi đền nhỏ cột làm bằng đá vôi tròn, được xây dựng từ thời Lê, thế kỷ 18.

Lễ hội đền Dành là một trong những lễ hội tiêu biểu thể hiện những nét đặc trưng văn hóa truyền thống của Liên Chung. Đền thờ Cao sơn Quí minh thượng đẳng thần và di tích này được công nhận Di tích LSVH.

Lễ hội đền Dành được tổ chức vào ngày 19, 20 tháng giêng hàng năm. So với nhiều đình, đền khác, đền Dành không có gì đặc biệt ở kiến trúc hay quy mô đồ sộ, song hàng năm lượng khách thập phương đến thăm quan vẫn rất đông, nhất là thanh niên nam nữ đến cầu tình duyên. Có lẽ chính bởi phong cảnh núi non kỳ vỹ nên thơ và tương truyền về sự linh thiêng của đền Dành.

Mở đầu lễ hội là lễ tế thần cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người người khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, thôn xóm thuận hòa bình yên.

Nét đặc sắc của Phần lễ luôn thu hút đông đảo người dân tham dự là màn rước thánh hùng tráng từ đình Vường lên đền Dành và ngược lại.

Trong hai ngày hội diễn ra các trò chơi dân gian đặc sắc như: Vật tự do, thổi cơm thi, kéo co, bóng chuyền, giao lưu văn nghệ… du khách có thể vừa xem hội vừa tham gia các trò chơi.

Lễ hội đền Dành là dịp để nhân dân hướng về cội nguồn, tưởng nhớ tôn vinh các bậc hiền tài, những người có nhiều công lao với cộng đồng. Trảy hội đền Dành là dịp để quý khách gần xa tham quan vãn cảnh đền Dành.

Nguồn: Cinet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.