Chương I

700px Vietnamese decoration DDXVN p12

CHƯƠNG THỨ NHỨT

Ta tự biết lấy ta.

Cõi Đông-Dương xét toàn thể thì là một xứ rộng mông-mênh, có nhiều nòi-giống khác nhau ở giải rác chỗ nhiều chỗ ít. Những nòi-giống này ngày nay cùng nhau sinh-nhai một cách rất hòa-bình ở dưới quyền bảo-hộ nước Pháp và nước Anh.

Hiện nay những nòi-giống đông hơn cả là: An-nam, Thái, Diến-Điện “Birman”, Cao-Miên và Mã-Lai. Những nòi-giống này không phải là thổ-dân ở xứ này trong vài nghìn năm về trước.

Những dân-sự ở trước nhất trong xứ là những Mọi, hình thù bé nhỏ, con cháu giống này hãi còn lại ít nhiều ở các đảo An-Đa-Man “Iles Andamans” (vịnh Bang-Gan) “golfe Bengale”.

Người ta cũng tìm thấy một vài bọn trong nước Mã-lai-Siêm (Malaisie-Siamoise). Những nhà bác-sĩ đã tìm thấy những hài-cốt giống ấy trong nhiều hang ở Bắc-kỳ.

Dân Mọi này bị một giống khác màu da nâu nâu tàn-hại và khu-trục đi. Giống này có đã lâu đời lắm, ngày nay cũng không biết đích căn-nguyên, và hiện nay ở Đông-Pháp con cháu giống này cũng còn đến một triệu người. Người An-nam, người Ca-me (Khmer), người Lào gọi giống này là rợ-mọi (Mọi, Kha, vân vân). Người Pháp định đem hạng người này ra khỏi chốn rã-man nên gọi là Anh-đô-nê-diên (Indonésiens), nghĩa là người « Ấn-độ ở đảo ».

Những dân-sự ngày nay trong các đảo lớn ở các bể phía Nam và ở Úc-châu (Océanie) thật là anh em đồng-chủng với người Ấn-độ ở đảo vậy. Người Chàm và người Mường là giống An-nam cũng thuộc về nòi-giống ấy.

Ngày xưa người ta tưởng rằng người « Ấn-độ ở đảo » ở các đảo di-cư đến Đông-Dương; ngày nay người ta lại tưởng trái hẳn, mà cho rằng những di-dân ở Đông-Dương đã đến sinh-nhai ở các đảo trong những bể phía Nam.

Ước chừng 2400 năm nay, những dân-tộc ở về phía Tây-Bắc tràn xuống rất nhiều. Trước nhất là những người Mông-Ca-Me ​400px Royal Palace in Phom Penh DDXVN p13

Pnom-Penh: Le Palais Royal.
Pnom-Penh: Cung điện nhà Vua.

​(Mon-Khmer). Những người này chiếm lấy những thung-lũng thấp ở các sông lớn như là sông: Y-ra-u-át-đi (Yrraouaddy), sông Sa-lu-en (Salouen) và sông Cửu-long (Mé-Kong). Họ khu-trục người “Ấn-độ ở đảo” đi, người thì di-cư đến những cù-lao ở phía Nam, người thì chốn tránh vào nơi rừng-rú, thế là giống này lại quoay lại rã-man. Thế nhưng mà có một phần người là người Chàm ở men bờ bể vào giữa khoảng sông Đồng-Nai và ải Trung-kỳ (Porte d’Annam). Người Chàm nhờ được người Ấn-độ nên được văn-minh và lập thành ra một dân-tộc cường-thịnh và có mỹ-thuật. Giống người này đã làm được nhiều công-trình vĩ-đại và xây được nhiều tỉnh-thành đẹp-đẽ nguy-nga.

Về sau những dân-tộc ở về phía Bắc hai lần tràn xuống. Lần đầu là dân Việt (Yue). Dân-tộc này trước đây độ 25 thế-kỷ đã lập thành một nước, ngày nay là tỉnh Chiết-Giang (Tchékiang), ở về phía Nam cửa sông Dương-tử-giang (Yanh-tsé-Kiang). Ước chừng 2260 năm nay, nước này bị nước Chu (Tch’ou) ở bên láng-diềng tàn-phá, còn dân-sự bị đuổi về phía Nam. Vì các quận chúa trong nước bất-hòa với nhau, nên không lập thành một dân-tộc được, phải chia ra nhiều quận nho nhỏ. Có một bọn người tên là Lộc-Việt (Lo-Yue), sau gọi là Giao-chỉ, chính là tổ người An-Nam bây giờ tràn mãi đến Bắc-Kỳ và phía bắc Trung-Kỳ ngày nay.

Hai xứ này ngày trước chỉ có những dân-tộc hèn yếu ở, nên không thể chống-cự được với người Giao-chỉ. Tràn đến phía Nam thì người An-nam gặp phải người Chàm, hai giống trống-cự nhau đến gần 16 thế-kỷ.

Cách độ một vài thế-kỷ, sau khi sự tràn-lấn của người Việt, thì ở về phía Tây-Bắc sản-xuất ra một sự tràn-lấn rất lớn. Người Thái, người Diến-Điện (Birmans) ở những đồi cao về miền Vân-nam tràn xuống. Những người này đi lan mãi đến những nơi thung-lũng thấp, đi đến đâu đánh đuổi người Ca-me (Khmer) đến đấy. Về sau người Thái lập thành nước Xiêm và những quận Lào. Hiện nay người Thái cũng còn có nhiều ở miền thượng-du Bắc-kỳ, ở tỉnh Vân-Nam và ở tỉnh Quảng-Tây. Người Diến-Điện đã nhiều lần định đánh đuổi người Thái ra ngoài những cánh đồng trên bờ sông Mê-Nam nhưng không ăn thua gì cả.

Đã 555 năm nay người An-Nam đại-thắng hẳn người Chàm. Giống người này bị suy-đồi, nên chỉ có trong khoảng gần hai thế-kỷ mà người An-nam đã tàn hại gần hết, chỉ còn có vài làng tiều-tụy thôi.

700px Laotian princess DDXVN p15

Princesses Laotiennes.
Công-chúa Lào.

​Rồi sau người An-Nam lại tràn quá xuống phía Nam, ở đây gặp người Ca-me. Giống người này, trước kia cũng văn-minh lắm, về sau mất cả nghị-lực. Ở phía Bắc, thì người Ca-me bị người Xiêm xâm-chiếm, ở phía Nam thì bị người An-nam tràn-lấn. Nếu không có người Pháp can-thiệp vào, thì người Ca-me cũng phải chịu cái số-phận như người Chàm vậy.

Trong sách này, chúng tôi không nói đến nhiều việc còn dư lại ở Đông-Dương, như là sự quyết-đấu của người Diến-Điện với người Xiêm-la, sự quyết-đấu của những dân-tộc ở Diến-Điện với nhau, và như việc rất mới là sự sinh-sản của dân-cư Mã-lai ở bán-đảo Mã-lai-di (Malaisie). Người Tầu thì vượt bể đến, họ vẫn giữ được cái giây liên-lạc với tổ-quốc họ. Đã bao nhiêu thế-kỷ nay, một số rất nhiều người Tàu sinh-cơ lập-nghiệp trên những hải-cảng về phía Nam, nhất là ở Rang-guông (Rangoun), ở Bàn-cổ (Bangkok), ở Sanh-ga-bô (Singapour), ở Chợ-Lớn, ở Nam-Vang (Pnom-Penh), ở Bê-nang (Pénang), ở Hà-nội, ở Sài-gòn, ở Hải-phòng.

Cũng phải nên nói đến những sơn-nhân ở bên Trung-quốc tràn sang xứ này sau những cuộc tràn-lấn to lớn kia, như là người Mán người Mèo, vân vân.

Những nòi-giống chính ở cái bán-đảo này ngày nay có đến ước chừng 45 triệu người. Người An-nam nhiều hơn cả, có đến ước chừng 15 triệu, người Thái, nếu kể cả người ở nước Tầu, thì cũng gần nhiều bằng người An-nam. Ở cái bán đảo này có 12 triệu người Thái, mà một triệu thì ở Đông-Pháp. Người ta tính ước chừng có tám triệu người Diến-Điện, ba triệu người Cao-Miên, mà ở nước Xiêm có đến 300.000 người, một triệu người Mã-lai ở Mã-lai-di, một triệu người « Ấn-độ ở đảo », gần một triệu người Tàu.

Những nòi-giống khác như: Mường, Mán, Mèo, Lo-lo, Chàm, Ca-rin (Karines), vân vân, thì không được nhiều cho lắm.

Tất cả những nòi-giống ấy ăn ở với nhau rất là hòa-bình như chúng tôi đã nói. Vì có nước Pháp và nước Anh nên trong những nòi-giống này, giống khỏe không tàn hại hay cướp bóc giống yếu nữa.

Những nòi-giống này nay không tàn-hại lẫn nhau, phải nên hòa lẫn giống nọ với giống kia, như là khi xưa ở bên Pháp cũng thế. Như vậy thì cái thế-lực sẽ về tay giống nào cần-mẫn hơn và tài khéo hơn.

Người phương Tây sang sinh-cơ lập-nghiệp ở Nam-kỳ đã được 400 năm nay. Những người đến trước nhất là người Bô-tuy-gan (Portugais) ​đến Mã-lai-di, và người Hon-lăng (Hollandais) đến Bắc-kỳ và Xiêm-la.

Đến sau người Pháp, nhất là về hồi vua Lô-Y thập-tứ trị-vì (Louis XIV) mới đến Diến-Điện, đến Xiêm-la. Ở hai nơi này người Pháp khi ấy đã có một cái thế-lực quan-trọng. Về sau nữa, người Pháp mới đến Nam-kỳ và Bắc-kỳ.

Một thế-kỷ về sau, cái thế-lực chinh-phục của người An-nam cứ dần dần suy-yếu đi, là vì nhiều lẽ. Lẽ thứ nhất là cái khí-hậu nóng phía Nam làm cho nòi-giống yếu ớt, cái quyền cai-trị trong nước thì vào tay những nhà nho. Những ông nho-học này vì mê-man về cái học khoa-cử của Tàu quá nên hễ có cái gì dính-dáng đến ngoại-quốc, và có sự gì mới lạ là nhất-quyết phản-đối.

Một lẽ nữa là người An-nam đã trễ-nải không nghĩ đến sự chinh-phục quan-trọng hơn, là sự chinh-phục Tạo-vật. Người An-nam lúc ấy mà ra khỏi ruộng nương của mình ở nơi đồng-bằng thì tưởng như mình không phải là ở trong nước mình nữa rồi. Thế cho nên ở những nơi sơn-cước những nòi-giống cổ sinh-nhai một cách độc-lập và rã-man.

Vua Gia-Long dựng được một nước cường-thịnh là nhờ được mấy người Pháp có tài hết sức giúp, chứ không phải là nhờ Chính-phủ Pháp, vì lúc ấy Chính-phủ Pháp lưỡng-lự không muốn dính dáng vào việc của những dân-tộc khác. Khốn thay, những nhà nho khi ấy có ý ghen ghét và về đời vua Minh-Mạng những người Pháp có tài ấy phải bỏ nước Nam mà về cả. Thế là nước Nam lại đứng vào cái vòng văn-minh cổ, lại cứ giữ những lễ-tục xưa và cái nho-học khoa-cử của Tàu. Lúc này thì những vua Xiêm hết sức làm cho thần-dân trong nước biết những tư-tưởng tối-tân và thu-thập lấy những cái hay của văn-minh Âu-châu.

Tuy thế nhưng người An-nam lúc ấy cũng vẫn theo đuổi sự chinh-phục xứ Cao-Miên. Dân-tộc này khi trước cũng đã có một nền văn-minh rực rỡ lắm và có nhiều đức-tính rất hay, rồi sau vì mất nghị-lực và theo cái luật dùng ít nỗ-lực, nên mấy bị suy-đồi. Nhưng mà lúc ấy người Xiêm cũng tìm cách xâm-chiếm nước Cao-Miên. Cái văn-minh hai nước này giống như nhau. Như vậy thì sự sung-đột của người An-nam với người Xiêm không tài nào tránh được.

Về thời ấy, nước Xiêm đã bắt đầu cải-tân việc cai-trị, việc lục-binh và thủy-binh trong nước rồi, còn nước Nam thì theo những vua nối ngôi vua Gia-Long lại quoay lại bước suy-đồi. Nếu nước Pháp không ​700px Hi%E1%BB%83n L%C3%A2m c%C3%A1c %26 C%E1%BB%ADu %C4%90%E1%BB%89nh%2C 1920s

Art Annamite. Palais Royal de Huê. Dans la Cour des Urnes dynastiques.
Mỹ-nghệ An-nam. Cung-điện nhà vua ở Huế. Trong sân Thái-miếu.

​can-thiệp vào thì sự quyết-đấu ấy còn lâu giài và ghê gớm. Cái kết-quả của sự quyết-đấu ấy cũng còn mập-mờ không biết ra sao.

Nước Cao-Miên vì muốn đề-phòng người An-nam xâm-chiếm nên đã nhờ người Xiêm bảo-hộ, rồi lại nhờ đến nước Pháp bảo-hộ. Nước Pháp làm cho trong nước Cao-Miên được thái-bình.

Nước Pháp mà phải chiếm lấy Nam-kỳ (1862-1867) là vì sự hiềm-nghi của những vua nối ngôi vua Gia-Long. Nước Pháp sau làm cho vững vàng cái tình-thế đã chiếm được là nhờ có những người An-nam ở những tỉnh phía Nam nước Cao-Miên. Người Cao-Miên được nước Pháp bảo-hộ thì được thỏa-mãn, vì nhờ được sáu mươi năm thái-bình, nước Cao-Miên lại được thịnh-vượng và lại có cái thị-hiếu mỹ-thuật. Nước Cao-Miên mà được vẻ vang là nhờ được nền mỹ-thuật của mình vậy. Nước Pháp lại bảo nước Xiêm hoàn lại cho Cao-Miên những tỉnh về phía Bắc đến tỉnh Tông-lê-rê-bu (Tonlé-Répou) và hai tỉnh Bát-tam-bang (Battambang) và Xiêm-lê-áp (Siem-Réap). Còn như người An-nam thì được vững-tâm cầy cấy những cánh đồng phì-nhiêu mênh-mông ở về phía Nam và sinh sản ra rất là đông-đúc, và rất là nhanh chóng.

Về hồi đó nước Pháp mong giao-hiếu được lâu-giài với nước Nam và mong được hưởng những quyền-lợi mà các nước văn-minh chao-đổi cho nhau. Vì thế nên độ sáu mươi năm nay, là năm 1875, nước Pháp cống nước Nam những tàu chiến, trong tàu có nhiều quan võ Pháp nữa. Lúc ấy thật là một dịp rất may để lập thành một đội thủy-quân An-nam, vì những viên quan võ Pháp rất sẵn lòng muốn giậy cho người bản-xứ. Nhưng mà triều-đình Huế cư-xử một cách đến nỗi những viên quan võ ấy phải bỏ đi. Thế là thủy-binh An-nam không có người dạy-bảo bị hư hỏng cả.

Triều-đình Huế lúc ấy lại còn yếu-hèn đến nỗi phải cầu-cứu nước Tàu để giữ lấy trật-tự ở Bắc-kỳ. Nước Tàu rất lấy làm vui mừng là thoát được cái nạn giặc Cờ-đen (Pavillons Noirs). Bọn giặc này là tàn quân của đảng phản-nghịch Thái-bình « Taipings ». Về hồi năm 1860 đến năm 1870, bọn phản-nghịch này đã tàn-phá nước Tàu và đã làm cho người Tàu suýt nữa mất nước.

Những quân giặc Tàu đến giữ trật-tự cho xứ Bắc-kỳ thì rất là nguy-hiểm. Thật là cái bước đầu một thời-kỳ cướp bóc và tàn-hại, những người già-cả ở xứ này còn nhớ những việc gớm-ghê ấy. ​400px Man ethnic in North Vietnam DDXVN p21

Mans des montagnes du Tonkin.
Người Mán ở Thượng-du Bắc-kỳ.

​Tuy đối với sự mờ-mịt của nhiều người trong xứ này vẫn coi tình-thế xã-hội là bất-dịch, vứt bỏ hết những tư-tưởng, những phương-pháp và những sự sáng-tạo của Tây-phương, lại dương dương tự-đắc đến nỗi con cháu cũng không hiểu ra sao, nước Pháp đã nhiều lần lưỡng-lự, đến sau mới định cai-quản cả toàn xứ.

Lúc ấy nước Pháp chinh-phục rất là mau chóng tất cả địa-hạt và tất cả các nòi-giống, và bắt nước Xiêm phải bỏ những địa-hạt ở phía Đông sông Cửu-long và xứ Lào. Thế là nhờ có nước Pháp cho nên hai nòi-giống Thái và An-nam đáng lẽ cùng nhau chinh-chiến lai-nhai mãi thì nay điều được hưởng cuộc thái-bình.

Nước Pháp đã phí-tổn nhiều người và của để trừ giặc Khách. Nhờ có những thổ-nhân ở miền sơn-cước Bắc-kỳ, nước Pháp mới đuổi hết tàn-quân giặc Khách và mới ngăn được chúng không giám trở lại địa-hạt Bắc-kỳ nữa. Ngày nay nước Tàu lại đang nội loạn, nhưng nước Pháp có nhiều cách rất diệu để giữ gìn trật-tự ở biên-thùy.

Người Tàu sợ hãi nước Pháp, người Xiêm là đồng-minh chung-thành của nước Pháp. Nước Pháp lại còn giữ trật-tự cho các dân-tộc ở cái phần đất trong cõi Đông-dương này đã tùng-phục mình, phần đất ấy là Đông-pháp vậy.

Nay ta chỉ xét cái phần đất ấy thôi.

Người An-nam là một dân-tộc nhiều hơn cả và cần-mẫn hơn cả.

Người An-nam có đến ba phần tư cái số 20.000.000 nhân-dân trong xứ này. Như lời chúng tôi đã nói thì người An-nam khi trước đã trục-xuất những dân-tộc rất là văn-minh nhưng sau hèn yếu, như người Chàm và người Ca-Me. Người An-nam chỉ chiếm lấy những thung-lũng thấp và những đồng-bằng ở trung-châu thôi. Vì vậy nên người An-nam chỉ ở một phần rất ít trong địa-hạt. Một phần to thì người Cao-Miên, người Thái, người Thổ, người Mường, người Mèo và những người rợ-mọi ở. Những người này ước chừng có đến ngót triệu. Độ ít lâu nay đã có ít nhiều người lái-buôn An-nam dám mạo-hiểm lên buôn bán ở những nơi sơn-cước. Người An-nam ở về phía Nam rất sợ hãi những quân rợ-mọi, và ước chừng ba mươi năm nay, quân rợ này thường bắt trộm người An-nam đem sang Xiêm bán làm nô-lệ.

Những rừng rộng mênh-mông, những đồi um-tùm cây cối, những nơi này cũng như nhiều xứ không trồng giọt cầy cấy gì cả. Như Âu-châu khi xưa cũng có nhiều miền rất độc, thường sinh ra chứng sốt rét rừng. Ngày sau nhờ về sự trồng-giọt nên khí-hậu những miền này không độc như xưa.

​Một dân-tộc mà không phải là chủ-nhân-ông những rừng-rú, những núi-non, thì không phải là chủ-nhân-ông trong xứ. Dân-tộc này đối với những dân-tộc ngoại-dương có tài hàng-hải và những dân-tộc ở miền sơn-cước, tình thế xứ họ khó vào được, thì thật là nguy-hiểm, vì những dân-tộc này thấy sự phong-phú ở nơi đồng-bằng thường hay kéo đến.

Vậy mà người An-nam đối với việc hàng-hải cũng trễ-nải như việc ở miền sơn-cước. Như vậy thì cái tình-thế người An-nam rất là nguy-hiểm. Cho được tránh cái tình-thế nguy-hiểm ấy thì trong nước phải tổ-chức theo lối tối-tân. Cách tổ-chức tối-tân này khi đó Triều-đình Huế phản-đối. Tình-thế ngày nay lại khác hẳn. Có người Pháp can-thiệp vào thì những sự nguy-hiểm ở bên ngoài, và ở bên trong đều bớt đi nhiều, những dân-tộc ở dưới quyền pháp-luật nước Pháp không tranh-dành giết chóc lẫn nhau nữa, nên đã cùng nhau đồng-lao cộng-tác để hưởng sự phú-cường. Việc thông-thương được tiện lợi, và những rừng-rú cùng đồng lày, vì có trồng-giọt nên khí-hậu không độc như xưa. Những công việc này sẽ làm cho mau chóng cái chính-sách hợp-nhất trong xứ. Cái chính-sách hợp-nhất này thành thì rất ích-lợi cho nòi-giống nào cần-mẫn nhất, nhưng cũng không hại cho nòi giống nào hèn-yếu, vì rằng ở Đông-dương này nòi giống nào cũng có một vài cái đức-tính. Vậy thì nòi-giống nào cũng có cái địa-vị riêng.

Ta hãy nên nhớ cái gương nước Pháp. Nước Pháp ngày nay mà thành lập là khi xưa có nhiều giống hòa lẫn với nhau như giống ưu-thắng Gô-loa (race gauloise), vì sự kết-hôn giống nọ với giống kia, sau sát-nhập vào nhiều giống khác, như giống chinh-phục La-mã, như giống xâm-chiếm Buya-gông (Burgonds) và No-măng (Normands), như giống hùng-võ Pha-lăng (Francs), như giống di-dân Ốc-tô-gốt (Ostrogoths), vân vân.

Muốn cho sư trị-an của Đông-Dương được vững-bền và cái tương-lai Đông-Dương được tốt đẹp thì nòi giống nào nhiều hơn, khỏe hơn, không nên tàn-hại những nòi giống khác. Nòi giống nhiều và khỏe ấy nên hòa lẫn và sát-nhập với những nòi-giống kia, lại nên nhờ những nòi-giống yếu giúp sức thêm vào để làm cho xong cuộc quyết-đấu cốt-chính là cuộc quyết-đấu với Tạo-vật vậy.

700px Vietnamese decoration DDXVN p24

700px Dowager Empress Tu Cung DDXVN p25

S. M. l’Impératrice douairière d’Annam.
Bà Hoàng thái-hậu nước Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.