Chương II

700px Vietnamese decoration DDXVN p26

CHƯƠNG THỨ II

Hai hạng người đi tiếm-địa.

Ngày nay có nhiều người coi những người đi tiếm-địa như những ác-nhân của loài người ta.

Cũng có lắm thứ chinh-phục và lắm hạng người đi tiếm-địa.

Có thứ chinh-phục tạo-vật bằng khoa-học, có thứ chinh-phục lòng người bằng ơn-huệ, có thứ chinh-phục những dân-tộc hèn-yếu bởi những người có nghị-lực và khôn-ngoan, và có thứ chinh-phục bởi sự ỷ cường-quyền.

Có thứ chinh-phục sáng-tạo và có thứ chinh-phục tàn-bạo. Sự chinh-phục của A-lệ-San (Alexandre) đại-đế, hay là của Sê-da (César) thống-soái thì là sự chinh-phục ban ơn. Cách bao nhiêu thế-kỷ về sau những dân-tộc bị chinh-phục còn giữ được cái kỷ-niệm chật-tự, hòa-bình và thịnh-vượng. Những sự chinh-phục của Thiết-mộc-Nhi (Tamerlan), của Thành-Cát-tư-Hãn (Gengis Khan) hay là của Át-ti-la (Attila) đã để lại một cái kỷ-niệm gớm-ghê trong biết bao thế-kỷ.

Có nhiều thứ chinh-phục đến ba lần từ-thiện, là vì những thứ chinh-phục này đã mang lại cho dân-tộc bị chinh-phục sự hòa-bình và chật-tự, là vì những thứ chinh-phục này đã ngăn những thứ chinh-phục bất-thiện của những dân-tộc hung-ác và tàn-hại, là vì những thứ chinh-phục này đã kính-trọng cái quốc-hồn, cái ngôn-ngữ, cái nghệ-thuật, cái tổ-truyền của dân-tộc bị chinh-phục.

Cõi Đông-dương này đã bầy cho ta biết nhiều thứ chinh-phục tàn phá. Đã 400 năm nay, cái dân-tộc lớn như dân-tộc Chàm còn lại những gì? Còn lại những sự tàn-ác và trước khi người Pháp đến đây không ai chú-ý đến cả, còn lại một nòi giống tiều-tụy và không có can-đảm, nhân-dân sinh-tụ trong một vài làng.

700px Sur la route de Qui Nhon %C3%A0 Quang Ngai

Avant-hier et aujourd’hui. Une ruine Chame au bord de la route mandarine, près de Binh-Dinh.
Ngày trước và ngày nay. Một cái cựu-chỉ Chàm ở vệ đường quan-lộ, gần tỉnh Bình-Định.

​Độ một trăm năm nay, về năm 1827, người Xiêm tàn-hại xứ Lào, phá kinh-thành, bắt nhân-dân khỏe mạnh đem đi đầy. Về năm 1893, người Xiêm tàn-phá tỉnh Trấn-Ninh cũng độc-ác như vậy. Vào giữa hai lần tàn-phá này thì xứ Lào lại bị người Hồ (Les Hos) là nòi giống Tầu tàn-hại.

Vì sự xâm-chiếm còn đang liên-tiếp, nếu người Pháp không ngăn-ngừa thì có lẽ người Mi-ao (Miaos) cũng lại noi theo cái cổ-lệ.

Người ta có thể xem như cái cách đối đãi của người bênh-vực giả người Cao-Mên là người Xiêm, mà xét cái số-phận người Cao-Mên khi bị người An-Nam chinh-phục. Về việc này, thì ông A. Bouinais và ông A. Paulus đã nói trong quyển sách của hai ông soạn là quyển: « Nước Pháp ở Đông-dương » (La France en Indochine. Paris 1890) như său này:

« Những cuộc xâm-chiếm của người Xiêm làm cho nhân-dân xứ Cao-Mên tán lạc đi nhiều.

« Ông Lagrée nói: ở hai bên bờ Hồ dân-sự hình như biến đi mất cả. Tỉnh Com-bông-Soai (Kompong-Soai) không bị hủy-hoại lắm là vì ở xa nơi chiến-trường.

« Miền Buya-Sa (Pursat) là con đường mà sự xâm-chiếm thường xẩy ra, nên nhân-dân trong miền hầu như gần hết. Cái tỉnh khốn-nạn này tuy to rộng thế mà chỉ còn có vài nghìn người thôi. Người Xiêm lấy sức-mạnh hay là lấy mưu-kế, nên những dân-tộc miền này mới bị mang đến tỉnh Bat-tam-Bang (Battambang), và xa nữa, là trên con đường về mạn kinh-thành Bàn-cổ (Bangkok) ».

Ta hãy chưng-danh quyển « Sử-ký Thanh-hoa » (Le Parfum des Humanités) là quyển sách hay của ông Vayrac soạn mà ông Nguyễn-Văn-Vĩnh dịch nôm. Quyển sách này đã được nhiều người An-nam hoan-nghênh.

Sự nghiệp vua A-lệ-san.

« Trong lịch-sử, A-lệ-San đại-đế thực đứng vào cái địa-vị một bực đi tiếm-địa để mà truyền-bá văn-minh. Trước đại-đế ở Ai-Cập, ở Ni-ni (Ninive), ở Ba-Bi-Lon (Babylone), các dân-tộc đã trải qua những thời-đại tàn-sát gớm-ghê, tuyệt-diệt cả nòi, cả nước người ta. Về sau lại một thời-đại có những bực đại-tướng bên châu Á, đi cướp nước thiên-hạ như bọn Át-ti-La, bọn Mi-hi-ra-cu-la (Mihirakula), bọn Thành-cát-tư-hãn, bọn Hạt-lỗ (Houlagou), bọn Thiết-mộc-nhi, đem quân đi đánh phá các nơi, đến đâu như thiên-tai giáng-họa nhân-dân, ​700px Laotian statue in Phra Ing Khang DDXVN p29

Art Laotien: Statue de pierre à la pagode Phra Ing Khang à Savannakhet.
Mỹ-nghệ Lào. Pho tượng đá ở chùa Pra-Ing-Khang, ở tỉnh Savannakhet.

​bước chân vào nơi tàn-phá, đốt giết nơi ấy, chết thành núi thây chẩy thành sông mắu.

Đến như đại-đế thì đánh giẹp đến đâu kiến-thiết ở đó, gây dựng ở đó, chỉnh đốn ở đó. Ông Mông-tét-ki-ơ (Montesquieu) nói rằng: đại-đế đã khai-sáng ra không biết cơ man nào là thành thị mà ngài mở mang thành nào cũng là khéo cắm được những chỗ địa-hình đẹp, địa-thế lợi, phong cảnh giai-thắng. Tính cả ít ra là bẩy-mươi thành, một tay ngài dựng. Phần nhiều những thành ấy, khi ngài băng rồi cũng vẫn còn lại, nhiều thành lại phồn-thịnh thêm lên vô-kể.

Nức danh hơn cả là thành A-lệ-san-ri « Alexandrie » nước Ai-Cập, Ngài đã chọn lấy khu đất, trong thì hồ Ma-rê-ô-ti (Maréotis), ngoài thì Địa-trung-hải, vẽ ra địa đồ trước, đường xá vuông vắn, thành ấy về sau được cái hân-hạnh giữ lăng của ngài! »

Các bạn thiếu-niên nên so-sánh những người tiếm-địa hay tổ-chức như người Hy-Lạp và người La-mã với những kẻ đi tiếm-địa ấy, họ đã làm cho nhiều xứ bị tàn-phá trong biết bao thế-kỷ. Những dân-tộc khi xưa bị người La-mã chinh-phục thì 1500 năm sau cuộc tận-cùng đế-quốc La-mã, những dân-tộc ấy đều được nổi danh cả.

Cái chủ-nghĩa đi lấy thuộc-địa của Âu-châu ngày nay cũng noi theo cái tôn-chỉ ấy. Nhất là nước Pháp, một đôi khi dù nước Pháp không ​700px Royal Palace in Phnom Penh DDXVN p31

Palais Royal de Pnom-Penh — Salle du Trône.
Cung-điện nhà Vua ở Nam-vang — Triều-đình.

​muốn cũng vậy. như là ở Đông-dương này thì nước Pháp làm cho trong xứ được hòa-bình, có chật-tự, có khuôn-phép hay, có một nền cai-trị khôn-khéo. Nước Pháp lại tìm cách để cho cuộc sinh-hoạt của nhân-dân càng thêm thịnh-vượng và làm cho cái quốc-hồn của các dân-tộc được tỉnh-tao. Cho được thế thì nước Pháp làm cho các dân-tộc nhớ lấy sử-ký của nước mình, biết cái tình-thế của nước mình, và nước Pháp làm cho cái nghệ-thuật cùng nền văn-chương của các dân-tộc ấy càng ngày càng khéo léo, càng phong-phú.

Các bạn thiếu-niên hãy so sánh người Pháp hay áy-náy muốn dậy dỗ cho các dân-tộc ở Đông-dương những khoa học, những kỹ-nghệ của mình, muốn làm cho sự cày cấy của các dân-tộc được thêm phong-phú với nhiều dân-tộc kia đối với nhân-dân bản-xứ thường giữ bí-mật những cái phương-pháp về khoa-học, về kỹ-nghệ và về việc cày cấy.

Ta hãy xem một cái thí-dụ nhỏ như său này: Người Tàu bán cho người An-nam ở phương Nam những lợn con, giống thật tốt để nuôi cho béo, nhưng họ giữ gìn cẩn-thận không đem bán lợn giống bao giờ. Trái lại thế, như một nông-gia Pháp là ông Bô-Ren (Borel) đã tốn biết bao tiền của để đem đến Bắc-kỳ những giống lợn rất tốt, thật đã trọn lọc kỹ-càng.

Lại một việc thí-dụ khác: Người Nhật được gọi sang Bắc-kỳ để giậy cho người An-nam nghề làm đồ xứ thì đến lúc quan-trọng trong khi làm, họ cấm thợ An-nam không được xem. Người Pháp cho người An-nam sang Pháp học ở tỉnh làm đồ xứ Li-Mo (Limoges) để học lấy những phương-pháp về nghề này. Khi trở về nước, thì những người này có thể dựng được những cái lò xứ to, và chính người Pháp đã giúp tiền cho một cái lò sứ của người An-nam.

Chúng tôi đã nói: Phải chinh-phục Tạo-vật. Sự chinh-phục này làm cho cõi Đông-dương có thể nuôi gấp năm lần số nhân-dân hiện-tại. Người Pháp đã giốc lòng làm việc này, nên đã mời nhân-dân bản-xứ đồng-lao cộng-tác với mình và nên theo gương người Pháp.

Có một thứ chinh-phục khác, nếu người Pháp không làm thì thật là rã-man, người Pháp sẽ để cho người An-nam cứ yếu dần mòn đi. Nhưng người Pháp không thế, từ khi người Pháp hiểu rằng sự yếu-ớt đó chỉ là một việc tình-cờ xẩy ra nên người Pháp thường băn-khoăn tìm hết mọi cách để quyết-đấu với những bệnh-tật và làm cho nòi-giống An-nam được tráng-kiện và minh-mẫn.

Người Pháp đã làm cho dân Mọi sinh-hoạt ra ngoài chốn rã-man, để nưng cao cái trình-độ họ bằng các dân-tộc khác ở cõi Đông-dương. Sự chinh-phục này chẳng hay, chẳng đẹp hay sao?

700px Vietnamese decoration DDXVN p33

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.