Hà Nam Ninh

Hà Nam Ninh
 
VùngĐồng bằng sông Hồng
Tỉnh lỵThành phố Nam Định
Phân chia hành chính1 thành phố, 3 thị xã, 16 huyện
Thành lập27/12/1975
Giải thể12/8/1991
Địa lý
Tọa độ:
700px Ha Nam NinhTỉnh Hà Nam Ninh (màu đỏ) năm 1976

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Hà Nam Ninh

Diện tích3.763 km²
Dân số (1991)
Tổng cộng3.157.200 người
Mật độ839 người/km²

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Hà Nam Ninh

Hà Nam Ninh là một tỉnh cũ nằm ở phía nam miền Bắc, thuộc ven biển Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam.

Địa lý

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Hà Nam Ninh

Tỉnh Hà Nam Ninh nằm ở phía nam miền Bắc, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp Hà Sơn Bình, Hải Hưng
  • Phía đông bắc giáp Thái Bình
  • Phía tây giáp Thanh Hóa
  • Phía đông nam giáp Biển Đông.

Lịch sử

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Hà Nam Ninh

Hiện nay này đã tách thành ba : Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Trung tâm ba này là ba thành phố nằm cân xứng trên giao điểm của hai trong ba Quốc lộ 1, quốc lộ 10 và quốc lộ 21B với khoảng cách xấp xỉ 30 km. Hà Nam Ninh, thực chất được thành lập là trên cơ sở vùng đất trấn Sơn Nam (xứ), một vùng đất lâu đời và giàu truyền thống văn hoá ở phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa; tương ứng với các vùng văn hóa đặc trưng khác như: xứ Thanh, xứ Nghệ, xứ Kinh Bắc, xứ Đoài, xứ Đông. Mặc dù Hà Nam Ninh không còn tồn tại nhưng tên gọi của nó vẫn gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử, nhiều tổ chức và nhiều doanh nghiệp đang hoạt động.

Tỉnh Hà Nam Ninh được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 1975 trên cơ sở sáp nhập hai Nam Hà (hiện nay là Hà Nam và Nam Định) và Ninh Bình.

Diện tích toàn theo thống kê năm 1979 là 3.522 km², dân số 2.707.700 người; thống kê năm 1991 là 3.763 km², dân số 3.157.200 người.

Hà Nam Ninh có lỵ là thành phố Nam Định cùng 3 thị xã trực thuộc là thị xã Hà Nam, thị xã Ninh Bình và thị xã Tam Điệp.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Hà Nam Ninh được chia lại thành hai Nam Hà và Ninh Bình như trước.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Nam Hà được chia lại thành hai Hà Nam và Nam Định.

Thay đổi hành chính

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Hà Nam Ninh

Khi hợp nhất, Hà Nam Ninh có 20 đơn vị hành chính gồm: thành phố Nam Định ( lỵ), thị xã Hà Nam, thị xã Ninh Bình và 17 huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Gia Khánh, Gia Viễn, Hải Hậu, Kim Bảng, Kim Sơn, Lý Nhân, Nam Ninh, Nghĩa Hưng, Nho Quan, Thanh Liêm, Vụ Bản, Xuân Thủy, Ý Yên, Yên Khánh, Yên Mô.

Ngày 27 tháng 4 năm 1977, hợp nhất, sáp nhập các huyện, các xã:

  • Hợp nhất hai huyện Kim Bảng, Thanh Liêm và thị xã Hà Nam thành huyện Kim Thanh. Thị xã Hà Nam chuyển thành thị trấn Hà Nam, huyện lỵ huyện Kim Thanh
  • Hợp nhất huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình thành huyện Hoa Lư. Thị xã Ninh Bình chuyển thành thị trấn Ninh Bình, huyện lỵ Hoa Lư
  • Hợp nhất hai huyện Nho Quan và Gia Viễn thành huyện Hoàng Long
  • Hợp nhất huyện Yên Mô và 10 xã của huyện Yên Khánh là: Khánh Hòa, Khánh Phú, Khánh An, Khánh Cư, Khánh Vân, Khánh Hải, Khánh Ninh, Khánh Lợi, Khánh Tiên, Khánh Thiện thành huyện Tam Điệp. Huyện lỵ là thị trấn Tam Điệp
  • Sáp nhập 9 xã còn lại của huyện Yên Khánh là: Khánh Hồng, Khánh Nhạc, Khánh Hội, Khánh Mậu, Khánh Cường, Khánh Trung, Khánh Thủy, Khánh Công, Khánh thành vào huyện Kim Sơn.

Ngày 9 tháng 4 năm 1981, chia, tái lập các huyện, thị xã:

  • Chia lại huyện Kim Thanh thành thị xã Hà Nam và hai huyện Kim Bảng, Thanh Liêm
  • Tái lập thị xã Ninh Bình, tách khỏi huyện Hoa Lư.
  • Chia huyện Hoàng Long thành hai huyện Gia Viễn và Hoàng Long.

Ngày 17 tháng 12 năm 1982, thành lập thị xã Tam Điệp trên cơ sở tách thị trấn Tam Điệp và 2 xã Yên Bình, Yên Sơn thuộc huyện Tam Điệp.

Như vậy, thời gian này Hà Nam Ninh có 1 thành phố Nam Định, 3 thị xã: Hà Nam, Ninh Bình, Tam Điệp và 16 huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Gia Viễn, Hải Hậu, Hoa Lư, Hoàng Long, Kim Bảng, Kim Sơn, Lý Nhân, Nam Ninh, Nghĩa Hưng, Tam Điệp, Thanh Liêm, Vụ Bản, Xuân Thủy, Ý Yên.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia Hà Nam Ninh để tái lập Nam Hà và Ninh Bình:

  • Tỉnh Nam Hà gồm thành phố Nam Định, thị xã Hà Nam (sau khi tái lập Hà Nam đổi tên thành Phủ Lý) và 11 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Hải Hậu, Kim Bảng, Lý Nhân, Nam Ninh, Nghĩa Hưng, Thanh Liêm, Vụ Bản, Xuân Thủy, Ý Yên.
  • Tỉnh Ninh Bình gồm 2 thị xã Ninh Bình ( lỵ), Tam Điệp và 5 huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Hoàng Long, Kim Sơn, Tam Điệp.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia Nam Hà để tái lập Hà Nam và Nam Định:

  • Tỉnh Hà Nam gồm thị xã Phủ Lý và 5 huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm.
  • Tỉnh Nam Định gồm thành phố Nam Định và 6 huyện: Hải Hậu, Nam Ninh, Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Xuân Thủy, Ý Yên.

Vùng đất học

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Hà Nam Ninh

Hiện nay

19/11/2024 Hà Nam Ninh

Vùng Hà Nam Ninh nổi tiếng là vùng đất học, từ khi có các kết quả thống kê đến nay, các tách ra vẫn liên tục nằm trong tốp 5 địa phương dẫn đầu về kết quả thi THPT quốc gia (để xét cả tốt nghiệp và xét tuyển đại học). Dưới đây là tốp 5 có điểm thi trung bình Trung học Phổ thông quốc gia cao nhất Việt Nam theo từng năm từ 2016 đến 2022:

  • Năm 2016: Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Ninh Bình và Hà Nam.
  • Năm 2017: Nam Định, An Giang, Ninh Bình, Hà Nam và TP HCM.
  • Năm 2018: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và An Giang.
  • Năm 2019: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bình Dương, Tp HCM.
  • Năm 2020: Nam Định, Bình Dương, Ninh Bình, An Giang, Vĩnh Phúc.
  • Năm 2021: Bình Dương, Nam Định, Ninh Bình.
  • Năm 2022: Nam Định, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Ninh Bình.

Trong lịch sử

19/11/2024 Hà Nam Ninh

  • Nơi sinh ra nhiều trạng nguyên: Trạng lường Lương Thế Vinh, Trạng bồng Vũ Duy Thanh, Trạng nguyên Đào Sư Tích, Trạng nguyên Nguyễn Hiền,…
  • Quê hương của nhiều danh sĩ nổi tiếng: Thái phó Trương Hán Siêu, Nhà thơ, nhạc sĩ Văn Cao, nhà văn Nam Cao, Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến,…
  • Vùng đất của những văn nhân: sử gia Ninh Tốn, Tế tửu Trương Công Giai, sử gia Lê Tung, sử gia Trần Quốc Vượng, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh, nhà địa lý Nguyễn Tử Mẫn, Tổng tài quốc sử Phạm Thận Duật, nhà thơ Vũ Phạm Khải…

Tồn tại về tên gọi

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Hà Nam Ninh

Mặc dù Hà Nam Ninh không còn nhưng danh xưng Hà Nam Ninh vẫn tồn tại trong đời sống của người dân 3 Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.

Cơ quan, tổ chức nhà nước

19/11/2024 Hà Nam Ninh

  • Cục hải quan Hà Nam Ninh đóng tại thành phố Ninh Bình là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn 3 Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình
  • Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nam Ninh (Khu đô thị Đồng Quýt Thành phố Nam Định, Nam Định)
  • Ngã ba Hà Nam Ninh nằm trên quốc lộ 20 (thuộc xã Hòa Ninh, Di Linh, Lâm Đồng)
  • Đài tưởng niệm liệt sĩ Hà Nam Ninh tại Nghĩa trang Trường Sơn (Quảng Trị).

Doanh nghiệp địa phương

19/11/2024 Hà Nam Ninh

  • Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh: được thành lập năm 1956, hiện vẫn duy trì kinh doanh trên địa bàn 3 Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.
  • Công ty Cổ phần lương thực Hà Nam Ninh (Quốc lộ 1 – Hai Bà Trưng – Phủ Lý, Hà Nam)
  • Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Nam Ninh (Trung tâm Phân Phối Dược Phẩm, Đường Tuệ Tĩnh, TP. Ninh Bình)
  • Công ty Cổ phần kiến trúc nghệ thuật và sinh vật cảnh Hà Nam Ninh (19A Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Công ty Cổ phần đầu tư – liên hiệp vận tải ô tô Hà Nam Ninh (thành phố Nam Định)
  • Công ty Cổ phần công nghiệp Hà Nam Ninh (Nho Quan, Ninh Bình)
  • Công ty Cổ phần đào tạo và cung ứng nhân lực Hà Nam Ninh (Số 460 Lý Thường Kiệt, Thành phố Phủ Lý)
  • Công ty TNHH đấu giá tài sản Hà Nam Ninh (Số 234, Đường Lương Văn Thăng, Thành phố Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình)
  • Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Hà Nam Ninh (Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam)
  • Công ty TNHH sản xuất thương mại Hà Nam Ninh (phường 8, TP. Vũng Tàu)
  • Công ty TNHH MTV xây dựng Hà Nam Ninh (Phường An Bình, Biên Hoà, Đồng Nai)
  • Công ty TNHH chế biến than Hà Nam Ninh (Cảng Vissai Bích Đào, Phường Bích Đào, Thành phố Ninh Bình)
  • Công ty Kinh doanh than Hà Nam Ninh (Số 2 đường Ninh Bình – TP. Nam Định).

Các phường, hội

19/11/2024 Hà Nam Ninh

  • Hội đồng hương Hà Nam Ninh tại Cộng hòa Liên bang Đức, được thành lập từ năm 2003
  • Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh
  • Hội cá rồng Hà Nam Ninh
  • Họ Trương Hà Nam Ninh
  • Đội SVTN Đồng hương Hà Nam Ninh.

Điểm chung hiện nay

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Hà Nam Ninh

Hiện nay giữa 3 tách ra vẫn còn giữ những nét văn hóa chung của xứ Sơn Nam xưa như: có nhiều di tích lịch sử văn hóa thời Đinh và thời Trần, chung nền ẩm thực và ngôn ngữ, phát triển mạnh các loại hình nghệ thuật hát Chèo, hát Chầu văn, hát Xẩm,… Ngoài ra, còn có các mối liên quan với nhau, như:

  • Cùng giáp với sông Đáy, cùng có quốc lộ 38B, quốc lộ 21B, đường sắt Bắc Nam và đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đi qua
  • Riêng Hà Nam và Nam Định cùng có quốc lộ 21A, sông Châu Giang, sông Sắt và sông Hồng chảy qua
  • Riêng Nam Định và Ninh Bình cùng có có quốc lộ 10, quốc lộ 37C, đường ven biển Việt Nam, đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng, khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng
  • Riêng Ninh Bình và Hà Nam cùng có Quốc lộ 1, quốc lộ 21C, đường Mỹ Đình – Bái Đính đi qua, có chung danh thắng Kẽm Trống, cùng giáp miền núi Hòa Bình.

Hình ảnh

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Hà Nam Ninh

Lịch sử và Văn hóa
Lịch sử và Văn hóa
Lịch sử và Văn hóa
Lịch sử và Văn hóa
Lịch sử và Văn hóa
Lịch sử và Văn hóa
Lịch sử và Văn hóa
Lịch sử và Văn hóa
Lịch sử và Văn hóa
Lịch sử và Văn hóa
Lịch sử và Văn hóa
Lịch sử và Văn hóa
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.