Những trận lụt lịch sử tại Huế

Những trận lụt lịch sử tại Huế

Thế kỷ 19

19/11/2024 Những trận lụt lịch sử tại Huế

Từ năm 1801 đến năm 1888, chỉ trong có 88 năm mà kinh thành Huế và vùng phụ cận phải hứng chịu đến 40 trận lũ lớn, có thể kể một số trận điển hình sau đây:
– Trận lũ năm 1811 đã tràn ngập Hoàng Cung 3,36m, phá vỡ cả cửa Tư Dung (Tư Hiền).
– Năm 1818 lũ làm kinh thành Huế ngập sâu 4,2m.
– Các trận lũ liên tiếp trong hai năm 1841 – 1842 làm hơn 700 ngôi nhà bị sập đổ, lăng Minh Mạng bị hư hại nặng, số lượng người chết rất nhiều.
– Trận lũ tháng 10 năm 1844 đã làm thiệt mạng hơn 1.000 người, 2.000 ngôi nhà bị phá huỷ hoàn toàn, cột cờ ở kỳ đài bị gãy, kinh thành huế ngập sâu 4,2m.
– Nhiều trận lũ tiếp theo vào các năm 1848 và 1856 phá huỷ hơn 1.000 ngôi nhà ở Huế, 2/3 Ngọ Môn bị sup đổ.

Thế kỷ 20

19/11/2024 Những trận lụt lịch sử tại Huế

Thừa Thiên Huế đã nhiều lần bị lũ tàn phá, đáng chú ý là các trận lũ sau:
– Trận lũ từ ngày 20 đến 26/9/1953 làm 500 người thiệt mạng, 1.290 ngôi nhà bị trôi, 300 con trâu, bò bị chết hoặc bị cuốn trôi, 80% diện tích hoa màu bị mất trắng. Tại kinh thành Huế lũ đã phá đổ cửa Quảng Đức.
– Sau ngày mới giải phóng một trận lũ lớn đã xảy ra ở Thừa Thiên Huế từ ngày 15 -20/10/1975 gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân.
– Từ ngày 28/10 đến 1/11/1983 một trận lũ lớn ở Thừa Thiên Huế đã làm 252 người bị chết, 115 người bị thương, 2.100 ngôi nhà bị sập, 1.511 ngôi nhà bị trôi, 2.566 con trâu bò và 20.000 con lợn bị trôi.
– Trong trận lũ lịch sử đầu tháng 11/1999 có 352 người chết, 21 người mất tích, 99 người bị thương. Số nhà bị đổ, bị cuốn trôi là 25.015 cái, 1.027 trường học bị sụp đổ, 160.537 gia súc và lên đến 879.676 con gia cầm bị chết. Tổng thiệt hại lên đến 1.761,82 tỷ đồng.
Ngay đầu thế kỷ 21, một trận lũ khá lớn xảy ra từ ngày 25 đến 27/11/2004 làm 10 người chết, thiệt hại hơn 208 tỷ đồng. Gần đây nhất là trận lũ xảy ra trung tuần tháng 11/2007 với 4 đợt lũ liên tiếp đã gây thiệt hại lớn về tài sản. Có khoảng 80.000 hộ dân bị ngập cùng hoa màu, nhiều tuyến đường bị sạt lở với khối lượng đất đá rất lớn (khoảng 130.000m3), gây ách tắc giao thông trong nhiều ngày. Tổng thiệt hại ước tính trên 100 tỷ đồng (ngành giao thông 30 tỷ, nông nghiệp 20 tỷ, thuỷ sản 15 tỷ, giáo dục y tế 11 tỷ).
Tóm lại, lưu vực sông Hương là một vùng mưa lũ lớn của nước ta. Trung bình cứ 10 năm lại xảy ra một trận lũ lớn xuất hiện vào tháng 10, 11 với tần suất ngày càng tăng. Mưa lũ có sức tàn phá ngày càng khốc liệt, huỷ hoại tính mạng và tài sản của nhân dân, các cơ sở hạ tầng, các công trình kiến trúc văn hoá lịch sử của vùng di sản văn hoá của nhân loại này.
 
Theo :  Sơn Tùng
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.