Kéo lê đuôi mà đi

Trang Tử không nhìn hai quan đại phu, cứ cầm cần câu cá mà nói rằng:

– Ta nghe nước Sở có con thần qui(2) chết đã ba nghìn năm mà vua còn quý, lấy khăn bọc cất vào hòm để trên miếu đường. Như con thần qui ấy chết mà để xương lại cho người ta quí hơn hay là sống mà kéo lê đuôi đi ở giữa đường quí hơn?

Hai quan đại phu nói: “Thà rằng sống mà kéo lê đuôi đi ở giữa đường còn hơn”.

Trang Tử nói: “Vậy xin mời hai ngài cứ về. Ta đây cũng sắp kéo lê đuôi mà đi ở giữa đường”.

Trang Tử

Lời bàn: Hiền như Trang Tử đã đi câu trên sông Bộc là muốn an nhàn không còn để thân bó buộc vào trong vòng danh lợi nữa, Sở Vương không hay còn cho người đến cầu. Trang Tử hỏi chuyện con thần qui tức là để tỏ ý kiến rằng từ chối. Ôi! Bấy giờ nhân đời Chiến Quốc, người ta đã có câu: “Chiến Quốc chi sĩ tiện” nghĩa là kẻ sĩ đời Chiến Quốc hèn hạ, và đáng khinh bỉ, cho nên Trang Tử không chịu ra cũng có lẽ vậy. Lúc đời đang sôi nổi, đắm đuối về danh lợi, xâu xé tranh cướp nhau, xác người tuy còn, lòng người đã chết, thì ra đua vời chỉ ô uế đến thân. Có câu cao thượng bằng cầm cần câu trên sông Bộc làm lão ngư ông sống gần tạo hóa, xa đời ô trọc lại chả nhẹ nhàng cái thân ư! 

(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)

 (1) Bộc: một nhánh của con sông chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam

(2) Thần qui: con rùa thiêng. Rùa sở dĩ cho là con vật thiêng, là vì xưa người ta dùng để bói.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.