Hội thề đền thờ núi Đồng Cổ

Núi Đồng Cổ cũng tức là núi Khả Phong, là một ngọn núi ở Thanh Hóa. Người xưa cho rằng trên núi Đồng Cổ có vị thần rất thiêng, từng giúp vua Lý thái Tổ (1010 – 1028) đánh thắng quân Chiêm Thành (năm 1020), lại còn thác mộng mà báo cho Lý Thái Tông (1028 –  1054) biết trước loạn tam vương (tức việc Vũ Đức Vương, Đồng Chính Vương và Dực Thánh Vương giành ngôi vua với thái tử Lý Phật Mã vào tháng 2 năm 1027), bởi vậy, triều Lý đã cho xây đền thờ thần núi Đồng Cổ ngay trong kinh thành Thăng Long, dân quen gọi là đền thờ Đồng Cổ Hội thề đền Đồng Cổ được nhà Lý tổ chức khá đều. Đến thời Trần, vào năm Đinh Hợi (1227), vua Trần Thái Tông mới bắt đầu tuyên bố các khoản minh thệ rõ ràng Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 4b) chép rằng:

Hằng năm, vào ngày mồng 4 tháng 4, tể tướng và trăm quan đến chực ở ngoài cửa thành từ lúc gà gáy, đến tờ mờ sáng thì tiến vào triều Vua ngự ở cửa Hữu Lang điện Đại Minh, trăm quan mặc nhung phục, lạy hai lạy rồi lui ra. Ai nấy đứng thành đội ngũ, sắp nghi trương mà theo hầu ra cửa Tây thành, vào đồ thờ. Núi Đồng Cổ, họp nhau uống máu ăn thế Quan trung thư kiểm chính tuyên đọc lời thề rằng: làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái lời thề này xin thần minh giết chết”. Đọc xong, tể tướng sai đóng cửa để điểm danh, người vắng mặt phải phạt năm quan tiền ngày hôm ấy, trai gái bốn phương đứng chật ních bên đường để xem như một ngày hội lớn”.

Lời bàn :

Hội thề vốn là một trong những tập tục đã có từ lâu, quy mô lớn nhỏ khác nhau, nghi thức muôn vẻ khác nhau cũng đều có cả. Từ thời Lý, hội thề trở thành một nghi lễ quốc gia, đặc biệt hơn chăng thì cũng là ở chỗ này.

Xưa, việc nhờ thần linh chứng giám hoặc can thiệp là điều bình thường. Thề làm tôi tận trung, làm quan trong sạch là lời thề trang nghiêm và đáng kính, chẳng thể vì chút vỏ mê tín bao bọc ở phía ngoài mà coi thường được. Có người nói nên bỏ hội thề mê tín nhảm nhí ấy đi, ấy là bởi họ chỉ mới thấy ngọn chưa thấy gốc. Chẳng khuyên thì cũng chẳng ai rập khuôn hội thề thuở vào, nhưng lời thề thì hẳn nhiên là phải giữ. Trên đời, có gì đáng khinh ghét hơn sự phản bội đâu!

(Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần – NXBGD).

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.