Khăn vấn

Khăn vấn

Khăn vấn (巾抆), khăn đóng (巾凍) hoặc khăn xếp (巾插) là những cách gọi một trong những trang sức căn bản của người Việt Nam phổ dụng từ thế kỉ XVIII tới nay.

Lịch sử

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Khăn vấn

700px BARROW%281806%29 p333 CONCHIN CHINESE%2C SOLDIERKhăn vấn cổ điển 700px Une c%C3%A9r%C3%A9monie de mariage au TonkinKhăn vấn thông dụng của nam giới vẫn giữ đặc thù xưa nhất. 700px TonkinoiseCái rí của một người đàn bà Bắc Kỳ.

Theo tác giả Ngàn năm áo mũ Trần Quang Đức, từ thời Lê trung hưng ngược về thái cổ, đôi lúc người An Nam vẫn quen dùng khăn bọc tóc theo tập quán Trung Châu, nhưng sang đến những năm hòa hoãn sau cuộc Trịnh-Nguyễn tương tranh thì cư dân Quảng Nam bắt đầu phỏng theo nhiều tục của người Champa, trong đấy có lối vấn khăn. Việc vấn khăn trên đầu trước tiên là để tránh cái nóng gay gắt của khí hậu Nam Trung Bộ, nhưng sau là để làm đỏm. Năm 1744, Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ban lệnh toàn cõi Quảng Nam phải ăn mặc theo lối mới để tỏ ra khác biệt với người ở phía Bắc sông Gianh, do vậy tục vấn khăn đã trở nên đặc trưng của người miền này. Nhưng phải đến các đạo luật ngặt nghèo của hoàng đế Nguyễn Thánh Tổ năm 1830 thì tục này mới thành phổ dụng trên toàn quốc.

Tục vấn khăn trải nhiều biến thiên, dần trở thành chứng cứ để nhận biết cộng đồng An Nam trong cõi Đông Á, thậm chí là mặc định khiến người Việt lầm tưởng về thói quen ăn mặc của tổ tiên mình suốt ngàn năm. Nó dần mai một từ giai đoạn đầu thế kỉ XX khi trào lưu Âu hóa nở rộ, tuy rằng ngày nay vẫn chưa dứt hẳn.

Đặc trưng

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Khăn vấn

Khăn vấn là một vuông vải dày, quấn nhiều vòng quanh đầu, không phân biệt giới tính cũng như tuổi tác người sử dụng. Cứ theo các sắc lệnh của triều Nguyễn được chép trong Đại Nam thực lục, ban sơ người An Nam vẫn trung thành với lối vấn khăn kiểu Champa – mà hoàn toàn có thể truy đến tập quán của cộng đồng Hồi giáo Champa, nhưng dần dà được cách tân cho phù hợp với mỗi thời và mỗi đẳng cấp xã hội. Thậm chí, từ thế kỷ XX còn xuất hiện thêm các kiểu giả khăn vấn bằng chất liệu gỗ, nhựa, kim loại… tuy nhiên thói quen này thường bị báo giới chê là lố lăng.

Có rất nhiều dạng khăn vấn, nhưng căn bản được phân theo 3 kiểu :

  • Khăn lương : Chỉ dành cho nam giới và có tính tiện dụng. Vuông vải mỏng dày tùy nghi để cố định búi tóc. Vòng nhất và vòng nhì thường xếp trên trán thành hình chữ Nhân (人) hay Nhất (一). Chữ Nhất là thẳng một nếp ngang trên trán, còn chữ Nhân là hai nếp chéo nhau với nếp trái đè lên trên nếp phải. Khăn được quấn bảy vòng chừa rõ bảy nếp đều đặn trên trán. Lối vấn khăn này mượn ý kinh điển Nho gia là lấy nhân làm gốc, còn chữ Nhất trích ở Luận ngữ “Khổng Tử dạy : Sâm ơi, đạo thầy chỉ một mà bao quát đấy” (子曰: 參乎, 吾道一以貫之 / Tử viết : Sâm hồ, ngô đạo nhất di quán chi). Cho nên, cả quân vương và sĩ quân tử đều ưa để nhằm tỏ lòng tôn kính cương thường. Lối vấn này hay dùng lụa và nhiễu là những vải thượng hạng, ngoại trừ màu vàng (thuộc đặc quyền hoàng đế), mọi màu khác được phép.
  • Khăn đầu rìu : Lối vấn giản tiện nhất, thường là vuông vải thô mỏng màu nâu quấn quanh đầu rồi thắt nút ở trán hay lệch bên thái dương, hai đầu khăn nhô ra như cái rìu để dễ rút ra thấm bồ hôi. Khăn có công dụng thấm bồ hôi chảy xuống mặt khi lao động, kiểu này không phân biệt giới tính cũng chính vì sự hữu ích trong sinh hoạt thường nhật.
  • (hoặc đôi khi khăn lươn) : Chỉ dành cho đàn bà từ sông Gianh ra Bắc, cũng có tính cách tiện dụng. Vuông vải không quá dài, độn suốt chiều dài tóc, quấn một vòng quanh đầu để giữ tóc được gọn, có thể độn thêm tóc giả cho dày hơn để làm đỏm. Các thiếu nữ khi đi hội còn ưa để tóc đuôi gà (phần đuôi thò ra ngoài khăn như lông đuôi gà trống) cho tăng phần duyên dáng. Ngoại trừ màu vàng (cho người hoàng phái) và hồng (cho con hát và gái đĩ), các màu khác đều phổ biến.
  • Mũ mấn (hoặc khăn vành dây) : Có tính cách trang trọng và thuận với các dịp lễ tiết. Tấm vải rất dài và dày được quấn nhiều vòng quanh đầu như hình phễu ; chỉ gồm các màu vàng (cho hoàng đế và hoàng hậu), đen, nâu, tím, đỏ (cho người già vào dịp chúc phúc, mừng thọ), thiên thanh (cho cô dâu, chú rể), trắng (cho đồng cốt hoặc người tang trở).

Ngoài ra, theo luật triều Nguyễn, khăn vấn quá ngắn và mỏng bị cấm, nhưng quá dài và dày cũng bị chê là xấu. Vì thế, việc vấn khăn sao cho gọn và đẹp được coi là xu hướng chung để xét đoán phẩm cách mỗi người.

Lịch sử và Văn hóa
Lịch sử và Văn hóa
Lịch sử và Văn hóa
(Phụ nữ) nuôi tóc dài và vấn khăn. Khăn vấn tóc là một miếng vải dài khoảng 80cm, rộng chừng 15cm-20cm, màu đen, màu nâu hoặc màu tím tam giang. Để vấn tóc được tròn và chặt, người ta phải độn thêm vào tóc một cái độn tóc (bằng vải nhồi bông), trông hình như con rắn (dài khoảng 50cm). Ở phía đầu độn có một sợi dây nhỏ dài bằng thân độn. Khi vấn khăn, trước hết rẽ đường ngôi (giữa), dồn tóc sang cả bên phải (hoặc sang bên trái tùy theo sự thuận tay của mỗi người). Đặt độn tóc vào giữa mớ tóc làm cốt, dùng sợi dây cuốn nhiều vòng ra ngoài tóc cho chặt. Lấy khăn vấn bọc tóc lại và cắm một chiếc đanh ghim (hoặc dùng dây buộc vòng) ở đầu khăn để giữ cho khăn khỏi tuột. Dùng tay lần lần vấn, vuốt xuôi cho tròn đều và chặt đến hết chiều dài của khăn. Đặt vành khăn từ trước ra sau đầu một vòng, phần còn lại luồn xuống dưới đoạn đầu khăn, vắt lên ngang đầu sang bên trái. Có lối vắt phần còn lại lên trên đầu khăn rồi kéo chéo qua đầu vắt xuống vành khăn phía bên kia. Nếu tóc dài thì đuôi tóc bao giờ cũng dài hơn khăn, sẽ rủ xuống cạnh tai trái người phụ nữ, gọi là tóc đuôi gà. Tóc đuôi gà là một lối trang điểm được ưa chuộng thời đó. Do vậy đã có bài ca “Mười thương” : Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.

Về mùa rét, phụ nữ miền Bắc và Bắc Trung Bộ còn chít trên đầu một chiếc khăn vuông màu thâm (thường gọi là khăn vuông hoặc khăn thâm). Đó là một miếng vải vuông mỗi cạnh từ 70cm đến 80cm. Khi chít, gập chéo khăn lại thành hình tam giác, đặt ngang trên đỉnh đầu, hai góc khăn buộc vào dưới cằm, tai được trùm kín. Cũng có kiểu đặt mép khăn xuống gần trán, kéo hai bên khăn về hai phía cho thành một hình mỏ quạ ở giữa rồi buộc hai đầu khăn xuống dưới cằm hoặc quặt đầu khăn buộc ra sau gáy, gọi là chít khăn mỏ quạ. Trường hợp này mép khăn vuông trùm sát vành khăn vấn ở trong làm nổi hình tròn lẳn của vành khăn. Nhiều cô gái, trong mùa nắng to, đã dùng lối đội khăn này nhưng trùm thấp mép khăn vuông xuống đến lông mày, quặt chéo hai đuôi khăn che kín mặt, buộc ra sau gáy, chỉ còn để hở hai con mắt, với mục đích che nắng cho khỏi rám làn da trắng mịn.

— Đoàn Thị Tình

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Khăn vấn

Văn hóa

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Khăn vấn

700px Tr%E1%BB%8Bnh Th%E1%BB%8B %C4%90i%E1%BB%81n %281912 1996%29Phu nhân Trịnh Thị Điền để tóc vấn trần.

Vào khoảng thập niên 1920 khi trang phục người Việt đã đổi nhiều phần do văn hóa Tây phương, phần do phong trào Duy Tân cổ xúy học chữ Quốc Ngữ và phá những hủ tục xưa thì nam giới bắt đầu cắt tóc ngắn nên không còn búi tóc; cách đội khăn vấn cũng theo đó thay đổi. Để cho tiện, một loại khăn mới ra đời được đóng sẵn như vòng mũ, nên gọi là khăn đóng chỉ chụp vào đầu, không cần vấn như trước nữa. Khăn này cũng gọi là khăn xếp. Tục vấn khăn từ đó nhạt dần trong nam giới đến khoảng thập niên 1940 thì khăn đóng trở thành món trang phục cơ bản và không mấy người vấn khăn nữa cho dù vẫn mặc áo dài khi có việc trọng đại.

Đến những năm đầu thập niên 1930, khi trào lưu giải phóng nữ quyền từ Nam Kỳ dội ngược ra các thành thị Bắc Trung Kỳ, giới trí thức tân học đã cảm thấy cần phải đổi dần ý thức xã hội để người phụ nữ có nhiều cơ hội tham dự các sinh hoạt cộng đồng hơn. Việc trước tiên là phải cải cách y phục răng tóc như một sự “cởi trói” về thân thể, để nữ phái được mạnh dạn khoe nhan sắc hơn. Từ các số đầu tuần báo Ngày Nay, Tự Lực văn đoàn đã tích cực quảng cáo cho kiểu tóc vấn trần do ông Lemur Nguyễn Cát Tường chủ trương. Ngay lập tức, trong công luận Hà Nội đã dấy lên một làn sóng tranh cãi khá gay gắt, vì đa phần ý kiến chưa thấy hài lòng với lối tư duy quá mới này. Để trấn an dư luận, ông Cát Tường phải chụp ảnh vợ mình – bà Nguyễn Thị Nội – với kiểu tóc ấy, rồi thuê mấy cô người mẫu đều con nhà danh giá trưng diện khi đi bát phố. Mặc dù, dần dà kiểu đầu tóc cải cách này cũng được đám đông chấp nhận, nhưng ở thập niên 1930-40 chỉ có các thanh nữ thành thị ưa để, những người đàn bà đã kết hôn hoặc lớp người chín tuổi vẫn trung thành với lối cũ.

  • Chèo Lới lơ

Ta đi chợ dốc ngồi gốc cây đa Thấy cô bán rượu Mặc áo nâu già Thắt dây lưng xanh Khăn xanh có rí đội đầu Để thương để nhớ để sầu cho ai

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.