Kottinagar

Kottinagar

Kottinagar (tiếng Phạn: कोटिनगर) là tên gọi kinh đô của vương quốc Phù Nam, tồn tại từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 7. Đô thị này được giới khảo cổ xác định tọa lạc tại nơi hiện nay là thị trấn Óc Eo.

Nguồn gốc tên gọi

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Kottinagar

Kottinagar được nhà địa lý Claudius Ptolemaeus ghi chép trong thư tịch của mình vào thế kỷ 2 với tên gọi Kattigara. Từ này trong tiếng Phạn có nghĩa là thành phố cường thịnh (Kotti: Cường thịnh, Nagar: Đô thị).

Khảo cổ

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Kottinagar

Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1944, nhà khảo cổ học Pháp Louis Malleret cho khai quật khảo cổ ở Óc Eo, và đã tìm thấy nhiều di vật quý, có niên đại phù hợp với thời kỳ quốc gia Phù Nam tồn tại ở đây.

Tại di chỉ Bình Tả (xã Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), trong đợt khai quật vào tháng 2 năm 1987 do Lê Trung Khá chủ trì, đã phát hiện một di vật có tên Bhavavarman (tên một hoàng thân Phù Nam) viết bằng chữ Phạn cổ. Đây là một cứ liệu chính xác cho phép gắn liền văn hóa khảo cổ Óc Eo với Vương quốc Phù Nam trong lịch sử.

Sau năm 1975, thêm nhiều lần khai quật khảo cổ ở Óc Eo và nhiều nơi khác nữa, thì thấy nền văn hóa này phân bố rất phong phú trên địa bàn các tỉnh như Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh…. Tất cả theo sách Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, đã khẳng định rằng Óc Eo là một nền văn hóa có nguồn gốc bản địa, mà chủ nhân của nó là những cư dân Phù Nam. Nền văn hóa này phát triển trên nền tảng văn hóa Đồng Nai, có quan hệ mật thiết với nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, và có quan hệ giao lưu rộng rãi với các nước ở bên ngoài (qua dấu tích vật chất, cho thấy có sự liên hệ khá mật thiết với Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải).

Từ điển Văn hóa Đông Nam Á cho biết chi tiết:

Ở di chỉ Óc Eo đã phát hiện ra nhiều di chỉ khác nhau như di chỉ cư trú, di chỉ kiến trúc tôn giáo, di chỉ mộ táng… cùng rất nhiều hiện vật quý như tượng thờ, linh vật, phù điêu, con dấu, tiền tệ, di vật bằng vàng, đồ trang sức bằng đá quý, vật dụng bằng đá, đồ gốm, vật dụng bằng gỗ, cốt động vật, cốt thực vật… Qua phân tích các mẫu vật, đã xác định được niên đại của di chỉ Óc Eo là cuối thế kỷ 2 đến thế kỷ 5. Các hiện vật khảo cổ đã nói lên tầm quan trọng rất lớn trong nền văn hóa được mang tên là Óc Eo ở Đông Nam Á. Theo các nhà nghiên cứu, Óc Eo đã từng là một cảng quan trọng của nhà nước Phù Nam.

Và qua kết quả xét nghiệm những cốt sọ cùng nhiều hiện vật quý của cư dân Phù Nam, phần lớn các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra một số ý kiến, có thể tóm tắt vào mấy điểm chính như sau:

  • Hai nhà nghiên cứu là Võ Sĩ Khải & Lê Trung Khá, sau khi tìm thấy hai sọ cổ (cư dân của nền văn hóa Phù Nam) ở Gò Tháp (Đồng Tháp) & Óc Eo năm 1984, đã cho biết rằng: “Hai sọ cổ này mang những đặc điểm thường gặp phải ở số đông người Thượng hiện nay; và thường được xếp vào tiểu chủng hay loại hình nhân chủng Indonésien.. Trong quá trình phát triển, có sự tiếp xúc và cộng cư với những yếu tố nhân chủng khác.
  • Chế độ nhà nước là chế độ phong kiến. Vương quyền được kết hợp chặt chẽ với thần quyền, tôn giáo được sử dụng như một công cụ hữu hiệu của giai cấp thống trị.
  • Xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.

700px %C4%90%E1%BB%93 trang s%E1%BB%A9c Ph%C3%B9 NamĐồ trang sức của cư dân Phù Nam.

  • Thuế là nguồn thu nhập chính của quốc gia. Thuế có thể đóng bằng vàng, bạc, châu ngọc, hương liệu…
  • Pháp luật được thi hành theo quan niệm “thần đoán” (xem đoạn trích sử Nam Tề ở phần Trong thư tịch cổ).
  • Tín ngưỡng chủ yếu là đạo Bà-la-môn và đạo Phật.
  • Đặc điểm hình thể và cách ăn mặc của cư dân Phù Nam có những nét giống với các dân tộc bản địa ở miền cao nguyên Đông Dương.

700px Bia Th%C3%A1p M%C6%B0%E1%BB%9DiBia đá cổ được tạo tác vào thời Phù Nam (khoảng thế kỷ 2-3), được tìm thấy ở Đồng Tháp.

  • Chữ viết là loại chữ Phạn (Sanskrit) có nguồn gốc từ bộ chữ cái của người Pallava, ở Ấn Độ..
    • Có 2 giả thuyết về ngôn ngữ của dân cư Phù Nam, có thể là nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo thuộc ngữ hệ Nam Đảo hoặc là nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.
  • Ăn ở: Lương thực chính là lúa gạo. Cất nhà trên cọc gỗ, mái lợp bằng lá thốt nốt hoặc ngói. Louis Malleret khi đã tiến hành khai quật ở Óc Eo đã nhận xét rằng: phần lớn kiến trúc ở đây được lợp mái bằng ngói, một kiểu khác hẳn ở Angkor.
  • Tang lễ: người chết được chôn cất theo một trong 4 cách: thủy táng, hỏa táng, điểu táng và địa táng. Theo Tấn thư thì tang lễ và hôn lễ của Phù Nam gần giống với Lâm Ấp (tức Chămpa).
  • Nhiều ngành nghề khá phát triển, như: luyện kim, nấu thủy tinh, chế tác ngọc, gốm màu, gạch, kim hoàn, xây dựng, tạc tượng, nghề cá, trồng lúa nước (lúa sạ), đóng thuyền lớn, dệt vải, thêu thùa, làm muối, làm giấy (bằng bông gòn)…
  • Có kinh nghiệm & tài nghệ trong việc làm thủy lợi để cải tạo đất đai.
  • Có nền thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương khá phát triển.
  • Giỏi săn bắt & chăn nuôi (biết thuần dưỡng cả voi).
  • Thú tiêu khiển: Ca múa (loại hình nghệ thuật này rất phát triển), săn bắt, chọi gà…

Đúc kết lại, sách Lịch sử Campuchia viết:

Trên đây là những nét phát họa của một nền văn minh xuất hiện sớm nhất ở miền Nam bán đảo Inđôchina. Văn minh đó của Phù Nam tiếp thu những tinh hoa của nền văn minh Ấn Độ. Nhưng tất cả những điều mà chúng ta biết đều chứng tỏ rằng ngay từ thuở ban đầu, văn minh Ấn Độ chỉ là đến ghép trên miếng đất cũ của nền văn hóa Đông Nam Á bản địa vốn có sẵn, để hình thành một nền văn minh và một nền nghệ thuật hết sức độc đáo.

Trong thư tịch cổ

19/11/2024 Kottinagar

700px Bia c%E1%BB%95 ch%C3%B9a Linh S%C6%A1n Ba Th%C3%AA %28An Giang%29Một trong hai tấm bia đá cổ ở chùa Linh Sơn (Ba Thê), có khắc chữ viết của người Phù Nam.

Quyển sách đầu tiên đề cập đến Vương quốc Phù Nam là Dị vật chí của Dương Phù thời Đông Hán (25-220).

Kế đến là Ngô thư thời Tam Quốc (220-280). Theo sách này thì vào tháng Chạp năm Xích Ô thứ 6 (243), vua Phù Nam là Phạm Chiên có sai sứ đến dâng nhạc công và phương vật cho vua Ngô là Tôn Quyền (182 – 252).

Thời gian sau, khi đánh chiếm Giao Châu và Cửu Chân, vua Ngô cũng đã sai người đến các nước phương Nam; thì các nước là Phù Nam, Lâm Ấp (Chămpa), Minh Đường thảy đều sai sứ đến dâng cống.

Lương thư còn cho biết vua Ngô là Tôn Quyền đã sai Chu Ứng và Khang Thái đi sứ các nước phía Nam, trong số đó có Phù Nam. Sau khi đi sứ về, Khang Thái có viết quyển Phù Nam thổ tục còn gọi là Phù Nam truyện.

Các sách có niên đại muộn hơn vào các thế kỷ 6 và 7 như Trần thư, Tùy thư, Thông điển, Tân Đường thư… đều có ghi chép về đất nước Phù Nam. Trích một vài đoạn:

Nam Tề thư Người Phù Nam thường buôn vàng bạc, tơ lụa. Con cái nhà quý tộc thường mặc xà-rông bằng lụa the. Đàn bà thì mặc một thứ áo vải luồn qua đầu. Người nghèo thì quấn một mảnh vải thô quanh mình. Họ đúc nhẫn và vòng đeo tay bằng vàng, làm bát đĩa bằng ngọc. Họ đốn cây lấy gỗ làm nhà và rào vườn tược chung quanh nhà. Nhà vua ở trong một nhà lầu có tầng gác. Dọc bờ biển, người ta trồng cây thốt nốt lá dài dùng để lợp nhà. Người ta đóng những chiếc thuyền dài tám, chín trượng (tức hơn 20m), rộng sáu, bảy phần mười trượng. Mũi thuyền và lái thuyền giống như đầu và đuôi cá. Nhà vua ngự trên mình voi. Đàn bà có thể cưỡi voi đi. Họ thích chơi chọi gà. Họ không có nhà tù. Khi có kiện cáo, tranh chấp, họ vứt nhẫn vàng hoặc trứng vào nước sôi. Ai dúng tay lấy ra mà không bị bỏng thì người ấy được kiện. Hoặc người ta bắt cầm ở tay một chiếc xích nung đỏ rồi đi bảy bước. Ai có tội thì bàn tay bị cháy bỏng, người vô tội thì chẳng có việc gì. Cũng có khi người ta nhận những người kiện xuống nước. Người có tội thì chìm hẳn dưới nước, người vô tội thì nổi lên… Dưới đời vua Kaunđinya Giayavacman, phong tục của đất nước này là tôn thờ thần Mahaxvara. Thần luôn xuống ngự trên đỉnh Mộtan. 700px B%E1%BB%99 X%C6%B0%C6%A1ngBộ xương của người cổ được khai quật ở Gò Cây Tung (An Giang, Việt Nam) năm 1994-1995. Lương thư Nước Phù Nam ở phía Nam quận Nhật Nam, trong một vịnh lớn ở phía Tây biển. Nước cách Nhật Nam chừng 7.000 lý và cách Lâm Ấp hơn 3.000 lý về phía Tây Nam. Đô thành cách biển 500 lý. Một con sông lớn từ Tây Bắc chảy về phía Đông và đổ ra biển. Nước rộng hơn 3.000 lý. Đất thấp và bằng phẳng. Khí hậu và phong tục đại để giống Lâm Ấp… …Họ (cư dân Phù Nam) không đào giếng gần nhà ở. Mấy chục gia đình chung nhau xây một cái bể chứa nước để dùng. Họ có tục sùng bái các vị thần trên trời. Họ đúc tượng thần để thờ, tượng có một mặt bốn tay hay tượng bốn mặt tám tay; mỗi tay cầm một vật gì đó, hoặc một đứa bé con, hoặc một con chim, một con thú nào đó, hoặc một hình mặt trời hay Mặt Trăng. Nhà vua thường ngự giá trên mình voi, các cung phi và đình thần cũng vậy. Khi vua ngồi, đầu gối chân phải gấp thẳng đứng, đầu gối chân trái gấp bằng sát đất (tư thế thường thấy ở các pho tượng thần Khơ-me và Án Độ). Trước mặt vua, người ta trải một tấm vải trên đặt những lọ bằng vàng và những lư hương. Khi có tang, người ta có tục cạo râu và cạo đầu. Về mai táng có bốn cách: hoặc vứt xác chết xuống dòng sông, hoặc hỏa táng, hoặc đào huyệt chôn, hoặc vứt ngoài đồng nội cho quạ chim mổ xẻ. Tấn thư Đất rộng 3.000 lý, có những thành phố xây tường, có lâu đài và nhà ở. Đàn ông Phù Nam xấu và đen, quấn tóc, ở truồng và đi chân không. Tính đơn giản và không trộm cắp. Họ chăm công việc nhà nông, gieo 1 năm gặt 3 năm. Họ thích trang trí bằng điêu khắc, chạm trổ; nộp thuế bằng vàng, bạc, hạt châu, hương liệu. Họ có sách vở, thư viện và nhiều vật khác. Chữ viết giống người Hồ. Ma chay cưới hỏi đại để giống Lâm Ấp. Phù Nam thổ tục Vương Quốc Phù Nam bề ngang rộng 399 lý, có nhiều đô thị, có tường cao bao quanh và bên trong có nhà ở… Nước da người dân màu đen, tóc quăn, xấu xí…Đàn ông đóng khố, đàn bà mặc cái chăn tròng từ cổ tới chân, xỏ lỗ tai để đeo bông tòn ten. Nếp sống tuy rất đơn giản nhưng họ không trộm cắp. Họ làm nghề nông theo lối cổ, gieo trồng một lần gặt hái luôn trong 3 năm. Họ thích điêu khắc và dùng đục chạm trổ rất khéo; nhiều món đồ dùng để ăn cơm như chén đĩa đều làm bằng bạc. Dân chúng đóng thuế bằng vàng bạc, trân châu & dầu thơm…Họ biết đọc sách & có văn khố. Văn tự của họ giống như nét chữ của dân Hồ, một sắc dân ở Trung Á dùng Ấn tự…Cảnh vật trong xứ rất đẹp…

Nơi di chỉ

19/11/2024 Kottinagar

Giới thiệu một vài di chỉ tiêu biểu:

Di chỉ Gò Cây Thị (Óc Eo)

19/11/2024 Kottinagar

700px Di ch%E1%BB%89 G%C3%B2 C%C3%A2y Th%E1%BB%8BNhà trưng bày di chỉ Gò Cây Thị.

Di chỉ Gò Cây Thị thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; là một di chỉ cung đình mang tính tôn giáo, gồm tiền điện, chính điện và 4 ô ngăn; đã được nhà khảo cổ Pháp Louis Malleret khai quật đầu tiên vào năm 1944 (từ tháng 2 đến tháng 4). Di chỉ có diện tích 488,8m2, có dạng gần vuông, quay mặt về hướng Đông, nằm trên cánh đồng Óc Eo, cách di tích khu di tích Nam Linh Sơn (núi Ba Thê) khoảng 1600m về phía Đông. Ở quanh khu di chỉ này, Louis Malleret còn tìm được 8 ngôi mộ táng. Hiện vật tìm thấy trong mộ hoặc xung quanh mộ, gồm những thỏi đất nung, mảnh gốm mịm, hạt chuỗi, đá quý, vàng lá, xương răng lợn, xương trâu bò, sừng hươu, than củi…

Di chỉ Gò Tháp

Di chỉ Gò Tháp thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, được thám sát vào năm 1931, 1943 và 1984. Đây là khu di chỉ có các loại hình: cư trú, mộ táng và kiến trúc.

Di chỉ Gò Thành

Di chỉ Gò Thành thuộc ấp Tân Thành (xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), được L. Malleret phát hiện năm 1941. Trong nhiều lần khai quật tiếp theo vào những năm: 1979, 1988, 1989, 1990, đã phát hiện ở độ sâu khoảng 1,5 đến 3 m, có nhiều gốm cổ bị vỡ; nhiều vòi bình; nhiều di cốt trâu bò, heo và xương cá; nhiều dấu vết tro, than, vỏ trái cây, lá dừa nước; cùng với vài cọc gỗ có dấu vết gia công.

Nơi đây, cũng đã phát hiện được 5 kiến trúc bằng gạch và 12 ngôi mộ xây bằng gạch có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Trong và quanh mộ, ngoài những hiện vật bằng vàng, bằng gốm, đất nung còn có hai tượng thần Visnu bằng đá có kích cỡ khá lớn…Bằng kỹ thuật chuyên ngành, các nhà khảo cổ đã phân tích một số mẫu vật & kết luận rằng khu di tích khảo cổ Gò Thành có niên đại từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 8. Đây là một khu di chỉ đặc biệt vì nó còn lưu giữ khá nguyên vẹn và phong phú về nhiều loại hình di chỉ như: di chỉ cư trú, di chỉ mộ táng, và nhất là di chỉ kiến trúc với nhiều đền tháp ở cạnh nhau có quy mô khác nhau, rất hoành tráng, tuy chỉ còn phần nền…

Di chỉ Gò Cây Tung

Di chỉ Gò Cây Tung thuộc ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, được phát hiện và khai quật vào năm 1994 và 1995. Tại đây, người ta đã phát hiện nhiều ngôi mộ cổ với 23 bộ xương người, trong đó có 9 nam, 7 nữ, còn 7 cá thể chưa rõ giới tính… Ngoài ra, người ta còn tìm được nhiều hiện vật phong phú, bao gồm đồ gốm có vẻ màu, hơn 40 chiếc rìu đá (có hình tứ giác) cùng bàn mài, chày nghiền…

Cùng với những di chỉ trên, những di vật và mộ táng được phát hiện rất nhiều ở nơi khác như: Bình Tả (Long An), Gò Cây Duối-Thanh Điền, Tây Ninh, Đá Nổi (Kiên Giang), ND 11 (Khu kinh tế mới Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh), Di chỉ Cây Gáo (Đồng Nai) v.v…đã khẳng định rằng Óc Eo là một nền văn hóa có nguồn gốc bản địa, mà chủ nhân của nó là những cư dân Phù Nam.

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.