Làng nghề Việt Nam

Làng nghề Việt Nam

Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.

Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định… Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam.

Hình thành và phát triển

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Làng nghề Việt Nam

Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông.

Tiêu chí làng nghề truyền thống

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Làng nghề Việt Nam

Làng nghề truyền thống đạt 03 tiêu chí sau được quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn:

a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Vai trò

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Làng nghề Việt Nam

Sản phẩm của các nghề truyền thống được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ của kinh tế xã hội với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo. Cũng cần nhận thấy rằng ở thời đại của công nghệ tin học và công nghệ cao khác ngày nay dẫu có phát triển tới đâu cũng không thay thế được sự sáng tạo của các nghệ nhân, nghề truyền thống và giá trị của nhiều nghề truyền thống vẫn còn mãi với thời gian.

Giá trị kinh tế

19/11/2024 Làng nghề Việt Nam

Nghề truyền thống đã làm ra các sản phẩm hết sức thiết dụng, độc đáo từ độ vận dụng trong gia đình hàng ngày tới các mặt hàng tinh xảo trong các lễ hội, chùa đình. Hàng vạn thợ giỏi và nghệ nhân đã tạo nên công ăn việc làm trong xã hội và các nghề được truyền lại trong dòng họ, làng xóm hoặc vùng miền, trở thành “Bí quyết” nghề nghiệp qua nhiều đời. Sản phẩm truyền thống không chỉ đem lại giá trị kinh tế trong nước mà còn đem lại giá trị ngoại tệ khi được xuất khẩu ra nước ngoài. Đức Đinh montage

Giá trị văn hóa – xã hội

19/11/2024 Làng nghề Việt Nam

Sản phẩm của nghề truyền thống đã thể hiện rõ và bảo tồn được những nét, những sắc thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện tư duy của người Việt triết lý Á Đông, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc, phong cách sống… đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc của sản phẩm. Điều đó chỉ có được ở nghề truyền thống mới lột tả hết giá trị nhân văn, giá trị văn hóa. Những sản phẩm thủ công đều chứa đựng tình cảm, lòng yêu thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của con người. Đây cũng chính là ưu thế của các sản phẩm truyền thống của người Việt khi mở rộng giao lưu trên thị trường quốc tế và mở rộng quan hệ văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới.

Phát triển du lịch

19/11/2024 Làng nghề Việt Nam

Giữa du lịch làng nghề và làng nghề truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại với nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại các làng nghề truyền thống cũng tạo nên sức hấp dẫn mới lạ thu hút du khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong một mục tiêu phát triển chung.

Các làng nghề truyền thống thường gắn với một vùng nông thôn. Mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế – xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời. Là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa. Bên trong các làng nghề thường chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt với không gian văn hóa nông nghiệp: Cây đa, giếng nước, sân đình, với những câu hát dân gian, cánh cò trắng, lũy tre xanh… Đằng sau lũy tre làng là những mảng màu trầm mặc, những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, hiền hòa, yên ả khiến cho du khách ghé thăm đều có cảm giác yên lành, thư thái. Có thể nói rằng du lịch làng nghề truyền thống sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán lễ hội trong điều kiện hiện đại khi mà nền sản xuất công nghiệp khiến môi trường ồn ào đến ghẹt thở. Đặc biệt du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những sản phẩm thủ công độc đáo chỉ có được những người nghệ nhân tài hoa và có thể mua những món đồ lưu niệm tinh tế có một không hai ở các làng quê này.

Ngoài ra làng nghề còn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt, có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, đặc trưng cho văn hoá một vùng quê, một dân tộc hiền hoà mà hiếu khách. Du khách đến du lịch làng nghề truyền thống không chỉ thỏa mãn được nhu cầu chiêm ngưỡng tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo mà còn có dịp mua sắm cho mình hoặc người thân những món đồ thủ công tinh tế, độc đáo, thoả mãn nhu cầu mua sắm lớn của du khách.

Làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, tạo nên nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách.

Ngoài ra du lịch làng nghề truyền thống còn làm đa dạng các sản phẩm du lịch.

Những đặc điểm sản phẩm

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Làng nghề Việt Nam

Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghề thủ công được lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy mô gia đình. Dần dà, các nghề thủ công được truyền bá giữa các gia đình thợ thủ công, dần được truyền ra lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng…

Làng nghề Việt NamLọ hoa – Một sản phẩm của Làng nghề Gốm bát Tràng- Hà Nội

Có 12 nhóm sản phẩm thủ công chính ở Việt Nam, bao gồm:

  • Mây tre đan
  • Sản phẩm từ cói và lục bình
  • Gốm sứ
  • Điêu khắc gỗ
  • Sơn mài
  • Thêu ren
  • Điêu khắc đá
  • Dệt thủ công
  • Giấy thủ công
  • Tranh nghệ thuật
  • Kim khí
  • Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác

Những làng nghề nổi tiếng

19/11/2024 Thông tin chi tiết về Làng nghề Việt Nam

Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay, các con số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ,vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá…

Một số làng nghề nổi tiếng như:

  • Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội)
  • Làng sơn mài Cát Đằng (Ý Yên, Nam Định)
  • Làng thêu Văn Lâm, Hoa Lư, Ninh Bình
  • Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh)
  • Làng đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)
  • Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội)
  • Làng Cau Cao Nhân (Thủy Nguyên, Hải Phòng)
  • Làng đúc Mỹ Đồng (Thủy Nguyên, Hải Phòng)
  • Múa rối Nhân Hòa (Vĩnh Bảo, Hải Phòng)
  • Làng trống Lâm Yên (Đại Lộc, Quảng Nam)
  • Làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận)
  • Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận)
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.