LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương là một trong những bộ phận hợp thành cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai (1939-1945). Mặc dù không sánh được với cuộc chiến châu Âu, đặc biệt là cuộc chiến tranh Xô – Đức, về mức độ tập trung binh lực và vai trò quyết định đối với cuộc Chiến tranh thể giới thứ hai, nhưng chiến tranh Thái Bình Dương diễn ra trên bình diện lớn, gồm nhiều cường quốc tham gia, và có ảnh hưởng tới vận mệnh của đa số các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi có số dân chiếm quả nữa nhân loại.
Do tầm quan trọng về nhiều phương diện, cuộc chiến tranh Thái Bình Dương đã được nghiên cứu sâu rộng ở Mĩ, Nhật, Anh, Liên Xô và nhiều nước tham chiến khác. Trong 50 năm qua kể từ khi cuộc chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu, hàng nghìn công trình về đề tài này đã được công bố. Trong số đó phải kể đến các tác phẩm của các chính khách và quân nhân đã trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy các chiến trường hồi đó. Ở Mĩ, đó là dì cảo của Thổng thống F.D.Roosevelt và các hồi ký của G. Kennan, cố vấn của Tổng Thống, của các ngoại trưởng C. Hull và J.Byrnes, của đại sứ J.C.Grew, của tổng thống H.S. Truman, của tướng D.Mac Arthur, của tướng J. Wainwright, của đô đốc H.Kimmel và của nhiều nhân vật khác. Ở Anh, là các hồi ký của thủ tướng W.Churchill và ngoại trưởng A. Eden… Ở Liên Xô, trận tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu được diễn tả trong các hồi ký của nguyên soái A. Vasilesvski và của tưởng S.M.Stemenkop… Ở Nhật, mặc dù sự bại trận và việc trừng phạt các tội phạm chiến tranh đã loại trừ nhiều nhân vật hàng đầu trong chính phủ và quân đội thời đó, người ta vẫn có thể đọc nhật ký của tướng Fumimaro Konoe, các hồi ký của hoàng thân Koichi Kido, ngoại trưởng Shigenori Togo, đồng lý văn phòng phủ thủ tưởng Hisatsune Sakomizu, của đại sứ Kichisaburo Nomura, tự truyện của thủ tướng Kantaro Suzuki, nhật ký của thủ tướng Korechika Anami, hồi ký của trung tá Mitsuo Fuchida…
Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu của các nhà sử học và lịch sử..
..