Trong số những tác phẩm đánh dầu bước chuyển biên mới của văn học xô-viết trong những năm năm mươi, «Chuyện. thường ngày ở huyện» của Ô-vét-skin là một thành công lớn của văn học xô-viết sau chiến tranh.
Ô-vét-skin nổi tiếng là nhà văn luôn luôn nêu ra được những vẫn đề mới, cấp thiết, làm cho toàn thể xã hội xúc động. «Chuyện thường ngày ở huyện» cho thấy rõ khả năng của nhà văn biết nhận ra cái mới trong đời sống một cách nhạy bén. Mặc dù tác giả đi sâu vào tình hình một huyện, nhưng hệ vẫn đề được nêu ra ở đây vượt ra xa ngoài phạm vi một huyện.
Nó bao gồm hàng loạt vẫn đề có quy mô toàn quốc, có tính nguyên tắc: nhân tố khuyến khích lợi ích vật chất và ảnh hưởng của nó đối với năng suất lao động, vẫn đề kế hoạch hóa trong nông nghiệp, mỗi quan hệ đúng đắn giữa trạm máy kéo và nông trang, vẫn đề xóa bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, vẫn đề sinh hoạt văn hóa ở nông thôn, sự chọn nghề của thanh niên nông thôn, v. v.. Nều liệt kê cho hết thì có lẽ ta sẽ được bản mục lục của một tác phẩm «xã hội học nông thôn». Nên nói thêm một điều về công lao của nhà văn trong việc phát hiện cái mới: những nghị quyết của các hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương và Đại hội Đảng cộng sản Liên Xô từ năm 1953 đến nay đã hoàn toàn xác nhận sự miêu tả hiện thực một cách chính xác và những kiên giái thông minh của nhà văn. Chẳng hạn, hệ thông trả lương bằng tiền cho nông trang viên – mà trong tác phẩm này mới chỉ là sáng kiên của Crư-lớp, bí thư tỉnh…