Để thưởng ngoạn một tác phẩm hội họa
MỞ ĐẦU
Một họa sĩ và một người thích tranh nhưng lại không tự mình vẽ, xem xét một công việc nghệ thuật, sẽ tìm kiếm trong bức tranh những thứ khác. Một người thích những bức tranh đơn giản chỉ vì mong muốn được biết bức tranh đó có thể mang lại cho anh ta bao phiêu sự thích thú. Cũng như nếu là một nhà sưu tầm tranh, anh ta cũng sẽ chỉ cần biết giá trị của bức tranh đó, và hẳn sẽ xem xét phẩm chất, tính xác thực chắc chắn của nó, nói chung nó được hâm mộ cỡ nào trong giới nghệ thuật, và có khả năng duy trì sự chấp nhận này bao lâu.
Ngược lại, người họa sĩ lại không cần thiết phải thích một bức tranh trừ khi anh ta tìm ra ở bức tranh đỏ điều gì thú vị. Và vì anh ta được thuyết phục rằng tất cả nghệ thuật, theo một mức độ nào đó, là tài sản của anh ta, điều đó tạo ra một sự khác biệt nhỏ đối với anh ta cho dù một miếng nhỏ trong bức tranh đó có được xem là đáng giá hơn miếng khúc hay không. Anh ta chỉ chú ý vào hai vấn đề: bức tranh đấy là bức tranh vẽ cái gì, và làm cách nào màu sắc đã được vẽ lên vải – nói cách khác, anh ta chú ý vào kỹ thuật của bức tranh và nội dung của bức tranh.
Người họa sĩ cũng biết rằng kỹ thuật và nội dung là không độc lập. Một nội dung mới đòi hỏi một cách vẽ mới, và một dụng cu hay một quy trình vẽ mới sẽ mở rộng số lượng vật thể mà một họa sĩ có thể vẽ. Câu chuyện về sự tác động qua lại này là một lĩnh vực đặc biệt của ngành mỹ học – thể loại và lịch sử của nghệ thuật như chúng xuất hiện.
Mục Lục
1. Tranh chân dung
2. Sự giống nhau
3. Phong cách lớn
4. Tranh đã được phác thảo
5. Nét cọ và hình chụp
6. Cuộc cách mạng thứ hai
7. Màu sắc và sắc màu
8. Xác ướp, màu hoa cà và opiment
9. Họa sĩ và chủ đề
10. Hội họa như một sự giáo dục mang tính tự do
11. Nghệ thuật và nền kinh tế
12. Hội họa ngày nay.