LỜI NÓI ĐẦU
Giáo dục Việt Nam thời Cận dại nghiên cứu hai hệ thống giáo dục chính: nền giáo dục của Pháp trên đất nước ta và dòng giáo dục yêu nước và cách mạng do những nhà yêu nước tổ chức.
Trong khi nến giáo dục phong kiến của triều đình nhà Nguyễn đã tỏ ra bất lực trước nhiệm vụ lịch sử đất nước thì nên giáo dục của thực dân Pháp xâm nhập, từng bước đẩy lùi nên giáo dục cổ truyền và cuối cùng độc chiếm lấy vũ khí tinh thần này. Vì có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như vậy nên trước khi trình bày những nội dung chính chúng tôi xin giới thiệu sơ lược nên giáo dục phong kiến với những nội dung học tập và thi cử.
Đi đôi với nền giáo dục chính thống của người Pháp chúng tôi cũng giới thiệu sự hình thành và phát triển của dòng giáo dục yêu nước và cách mạng, một tổ chức giáo dục do các nhà yêu nước và các nhà cách mạng để xướng và lãnh đạo trong quá trình tìm một hướng đi cho công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Về thuật ngữ chuyên môn, có nhiều từ đồng nghĩa với hiện nay, chúng tôi vẫn giữ nguyên và để độc giả dễ theo dõi mà chỉ chú thích một lần, ví dụ: sử ký (lịch sử), địa dư (địa lý), công dân giáo dục (giáo dục công dân) v.v…