Kiến trúc Trung Quốc
Trong nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc, trang trí là một trong những cách thể hiện kiến trúc quan trọng nhất. Các thợ mộc thời xưa đã lợi dụng triệt để đặc điểm của kiến trúc khung gỗ, sử dụng các công cụ như dao, búa, chàng đục, khoan, bút, v.v.. để tiến hành vẽ mẫu và gia công nghệ thuật trực tiếp lên vật liệu. Vì vậy mà việc trang trí kiến trúc truyền thống Trung Quốc đa phần đều có giá trị sử dụng thực tế, và được kết hợp chặt chẽ với toàn bộ kết cấu, cũng có thể nói rằng, bản thân việc trang trí chính là quá trình gia công nghệ thuật trên các cấu kiện, chứ không phải là những phụ kiện đính thêm vào. Tuy có tác dụng trang trí đẹp mắt, nhưng quan trọng hơn là chúng thể hiện được nét đẹp tổng thể, phù hợp với đặc tính của nguyên vật liệu và tính logic cơ học. Đồng thời, nghệ thuật truyền thống Trung Quốc như hội họa, điêu khắc, thư pháp, màu sắc, hình vẽ, hoa văn đều được ứng dụng trong việc trang trí, làm tăng thêm tính nghệ thuật của kiến trúc.
Tư tưởng Nho giáo giữ vị trí thống trị trong xã hội Trung Quốc cổ đại lấy chữ “Lễ” làm nền tảng, nghĩa là dùng chế độ quy tắc để chuẩn mực hóa các thứ tự cấp bậc trong xã hội, tư tưởng này đã thâm nhập vào trong lĩnh vực kiến trúc cũng như trong quá trình sáng tạo của nghệ thuật trang trí một cách tự nhiên. Tất cả các vật dụng trong kiến t rúc không chỉ đáp ứng yêu cầu “cầu kỳ quan” (tức là yêu cầu về hình thức bên ngoài) mà còn phải“biện quý tiện” (tức là phân biệt sang hèn).Từ loại hình, quy mô to nhỏ, hình thức trang trí, màu sắc, chất liệu, cho đến đề tài của kiến trúc đều phải tuân thủ chức năng xã hội của kiến trúc, là phương pháp quan trọng trong việc thể hiện giá trị xã hội của kiến trúc.
Đánh giá
There are no Đánh giá yet.