Cổ sử Việt Nam là lĩnh vực mà học giả Đào Duy Anh quan tâm nghiên cứu ngay từ khi bắt tay tìm hiểu lịch sử dân tộc vào những năm 30 của thế kỷ trước. Thời gian đó, phần lớn những sách bằng chữ Hán và chữ Việt đều chép lại lịch sử thời thượng cổ theo các thư tịch xưa, đầy những truyền thuyết hoang đường, trừ những công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài thuộc Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội. Có thể nói, Đào Duy Anh là người đầu tiên dùng phương pháp khoa học để phân tích các truyền thuyết xưa nhằm tìm ra những phản quang thực tế ẩn tàng trong huyền thoại, đồng thời đối chiếu với những tài liệu khảo cổ học để đi tìm lại cội nguồn của dân tộc. Chính vì vậy mà những mệnh đề do học giả Đào Duy Anh đưa ra hồi đó về nguồn gốc dân tộc, về văn hoá đồ đồng, về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đầu tiên… đã có sức hấp dẫn đối với những người Việt Nam trong hoàn cảnh mất nước, muốn tìm lại chỗ dựa trong truyền thống dân tộc. Những công trình nghiên cứu đó đã được biên soạn thành giáo trình giảng dạy ở trường đại học đầu tiên thành lập năm 1946 ở Hà Nội sau khi Cách mạng thành công, và tiếp tục được dùng tại các trường trung học và đại học trong kháng chiến ở vùng tự do Thanh Hoá.
Sau khi hoà bình lập lại, trong khi giảng dạy ở các trường Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp tại Hà Nội, Đào Duy Anh lại có dịp chỉnh lý những giáo trình cũ để in thành sách. Công trình đó được ông tiếp tục hoàn thiện vào những lần xuất bản sau trong năm 1957. Nhưng vào thời đó, khảo cổ học Việt Nam chưa hình thành, mà chủ yếu vẫn phải dựa vào những công trình của các học giả thuộc Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, nên vẫn chịu ảnh hưởng theo thuyết thiên di của người Việt từ phía bắc xuống lưu vực sông Hồng. Do vậy mà một số lập luận hồi đó đến nay không còn thích hợp, vì chưa có những bằng chứng khảo cổ học minh chứng tính chất..
Cuốn sách là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, có giá trị học thuật cao.
Cuốn sách cung cấp một cái nhìn toàn diện về lịch sử cổ đại Việt Nam, từ các khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,…
Cuốn sách sử dụng nhiều nguồn tư liệu phong phú và đa dạng, bao gồm cả các nguồn tư liệu Hán Nôm và các nguồn tư liệu khảo cổ học.
Cuốn sách được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng đọc giả.
Đánh giá
There are no Đánh giá yet.