Lịch sử thư viện Việt Nam thời phong kiến
LỜI NÓI ĐẦU
Tìm hiều lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam thời phòng kiến là một yêu cầu đối với việc học tập và nghiên cứu tủa học sinh ngành thư viện, mục đích tài liệu được xuất bản nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu đó.
« Sơ thảo lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam thời phong kiến là một phần của toàn bộ công trình nghiên cứu Lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam. Phần này đề cập đến những cơ sở xã hội, những nhân tố hình thành thư viện ở Việt Nam, những – nhân tố tác động đến sự phát triền sự nghiệp thư viện ở Việt Nam, và nghiên cứu sự phát triền có tính quy luật của nó đồng thời gần liền với lặc diem dân tộc của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thè.
Nghiên cứu về sự nghiệp thư viện Việt Nam là một yêu cầu không những đối với học sinh thư, viện và những người nghiên cứu về thư viện, mà đó cũng là một yêu cầu đặt ra trong quá trình nghiên cứu toàn bộ lịch sử văn hóa của dân tộc. Song về vấn đề này hiện nay còn chưa được nghiên cứu thỏa đáng.
Về tài liệu đè ng hiên cứu viết về lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam trong giai đoạn phong kiến rất hiếm, và quá ít ỏi. Chúng tôi phải lần theo dấu vết các tài liệu lịch sử đề lọc ra những căn cử lịch sử, những vấn đề liên quan, trên cơ sở đó có những đánh giá nhận định. Việc thu thập tài liệu lịch sử về thư viện ở đất nước chúng ta gặp nhiều khó khăn, trước hết vì sự tàn phá, hủy – hoại của những cuộc chiến tranh liên miên, một phần nữa là do ảnh hưởng cửa điều kiện khí hậu. Cho đến nay, những thư viện cò của chúng ta hau mau không còn, từ thư viện lớn trong quốc 114
tự giám thế kỷ XI đến các thư viện của triều Nguyên đầu thế kỷ XX đều bị phá hủy.
Trong tài liệu này, chúng tôi chỉ căn cứ vào sử sách đã nói đề tìm đến những dấu vết còn lại, trên thực tế cũng khó mà xác định được tầm vóc, quy mô của các công trình đó khi xưa. Tuy nhiên, với ý thức chắt chiu tìm lọc những chi tiết nhỏ nhất có liên quan đến sự phát triền sự nghiệp thư viện, chúng tôi mạnh dạn hệ thống sự phát triền đó qua các triều đại, các thời kỳ lịch sử, tìm hiều những đóng góp của mỗi giai đoạn đối với sự phát triền chung của lịch sử.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí ở khoa lịch sử Trường Đại học tồng hợp, các đồng chỉ ở Thư viện Quốc gia, các đồng chỉ ở Viện Thông tin khoa học xã hội, Viện Hán nôm, Viện bảo tàng Mỹ thuật và Nhà in báo Quân đội. Nhân dịp xuất bản tài liệu, chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của các đồng chí.
Hà Nội ngày 16 tháng 10 năm 1981