Lịch sử triết học Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Kính thưa quý vị!
Quý vị đang có trong tay cuốn Lịch sử triết học phương Tây, được biên soạn để dành cho ngành Giáo dục chính trị, Triết học và các nhành Khoa học xã hội Nhân văn. Do vậy, so với các giáo trình hiện có, nó có thể dày hơn về số trang, bởi chúng tôi quan niệm nghiên cứu và tiếp nhận triết học nếu chỉ thuần túy ghi nhớ thì quả là một việc làm nặng nề và khó khăn.
Vì thế, theo thiển ý của người viết là cố gắng hết sức để có thể tạo ra một cuốn sách trước tiên với tư cách là giáo trình, sau đó như là một nguồn tư liệu về lịch sử triết học, ngõ hầu giúp ích được nhiều nhất cho người học.
Tuy vậy, mong muốn và cái đích đạt được không phải bao giờ cũng là một, nên có chỗ nào chưa đáp ứng được thì xin được chỉ bảo thêm.
Goethe – nhà triết học lừng danh người Đức từng nói: “Chúng ta phải tiếp thu học tập ở những người đi trước chúng ta. Ngay cả những thiên tài cực kỳ vĩ đại cũng không thể tiến xa được nếu chỉ muốn lấy mọi thứ từ thế giới nội tâm của mình”. Như tính quy luật, công trình này được tạo dựng trên cơ sở những nguồn tài liệu quý giá của thế hệ đi trước và đồng nghiệp.
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn PGS. TS. Doãn Chính, PGS. TS. Đinh Ngọc Thạch, PGS. Bùi Thanh Quất, TS. Đồ Minh Hợp, các quý thầy, quý đồng nghiệp mà chúng tôi may mắn được diện kiến và những người chỉ được biết qua trang sách đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công trình này.
Huế, 4/7/2005 PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng