Lời đầu sách
Tập Tiểu luận này là một vài suy nghĩ của chúng tôi về cổ luật Việt Nam, hay nói chính xác hơn, đây là Bước đầu tìm hiểu bộ luật Gia Long. Tuy vậy, theo chiều suy nghĩ đã vạch ra từ lâu, chúng tôi tạm gọi là Tiểu luận IV, tiếp nối Tiểu luận III (NXB Văn Hóa – TT 2001, Hà Nội) về các vấn đề học thuật Việt Nam.
Nội dung chủ yếu của những trang sau dành cho việc phân tích, tổng hợp, dịch văn… nhằm sơ bộ giới thiệu bộ luật Gia Long (tên nguyên bản là Hoàng Việt luật lệ). Qua các trang, chúng tôi không có ý đề cao hoặc hạ thấp các vấn đề được đặt ra; mà chỉ có tham vọng giới thiệu đến độc giả một phần rất khiêm nhường của di sản văn hóa dân tộc mà tiền nhân đã đóng góp cho văn mình sử Việt Nam.
Nhân đây tác giả xin cảm ơn bạn N.C.L – một chuyên gia Luật, Hành chánh – đã xem giúp lại bản thảo và chỉ cho một số điều sai sót đây đó.
Đây chỉ là ý kiến cá nhân, chắc sẽ có một số trang chưa hoặc không làm hài lòng một số độc giả. Chúng tôi mong bạn đọc và các bậc cao minh hạ cố chỉ giáo cho những chỗ chưa hài lòng trên. Tác giả xin nghiêng tai nghe dạy”.
Sài Gòn đầu năm 2002
NQT
mục lục
Lời đầu sách
PHẦN THỨ NHẤT
1. Hoàng Việt luật lệ một phần của văn minh sử Việt Nam
II. Đặc điểm của Hoàng Việt luật lệ
III. Nội dung hình luật của Hoàng Việt luật lệ
Đạo tặc
Mưu phản
Tạo yêu thư, yêu ngôn
Cướp từ
Sang đoạt ban ngày
Trộm cắp
1. Tĩnh chất hình luật của Hoàng Việt luật lệ
Nhận của đút lót (hối lộ)
Phạm gian
Hộ luật
2. Tính nhân văn của Hoàng Việt luật lệ
IV. Văn bản và phần giới thiệu
a. Văn bản
b. Bản dịch
…