LỜI NÓI ĐẦU
Địa danh ngày nay đã trở thành một môn khoa học độc lập.
Tuy vậy, địa danh học cũng rất phức tạp và mới mẻ nên sự hiểu biệ về môn khoa học này chưa thật sâu sắc, nhất là ở nước ta.
Tuy là một bộ phận của khoa Danh học (Onomasiologie), cũng như Tộc danh (Ethnonymie) và Nhân danh (Anthroponymie), Địc danh lại chia ra các ngành nhỏ hơn: Địa danh Địa lý, Địa danh Lịch sử và Địa danh Văn hóa. Ngay trong Địa danh Địa lý Géonymie), các quan niệm cũng chưa thật thống nhất. Ở nước ta cũng vậy. Đa số các tác giả thường cho địa danh là một môi khoa học chuyên nghiên cứu về tên riêng của từng vùng đất tại các địa phương. Song, nếu như vậy sẽ gặp khó khăn trong việc nghiên cứu tên các núi đồi, hải đảo, rừng rú…và nhất là tên các sông ngòi, hồ ao… Do đó, cần hiểu địa danh với một nghĩa rộng hơn cho phù hợp với ý nghĩa từ nguyên của nó. Danh từ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ là Toponymie, tức là “tên gọi các địa phương” hay là “tên gọi địa lý”. Ngoài ra, trong Địa danh học, người ta thường thiên về tên riêng (Onomastique) của các đối tượng địa lý như: sông Hồng, sông Mã, núi Hoàng Liên, núi Ba Vì, làng Thượng Cát, làng Dịch Vọng… Quan niệm như vậy cũng chưa thật hoàn chỉnh, vì ngoài tên riêng, cũng còn những danh từ chung như các từ chỉ núi (núi, sơn, pu…), sông (sôrg, nậm, hà, giang…), cần phân biệt, nhất là một quốc gia đa dân tộc như nước ta; nếu không sẽ gặp khó khăn trong học tập và nghiên cứu, thậm chí có thể bị sai lầm.
Địa danh học có một ý nghĩa to lớn trong khoa học cũng như trong thực tiễn cuộc sống. Nó có thể giúp ta hiểu kỹ một địa phương về các mặt: tự nhiên, lịch sử, kinh tế xã hội…; địa danh..
…