Từ điển Tây Ban Nha – Việt Nam – Phan Ngọc Liên
LỜI GIỚI THIỆU
Môi khoa học đều có những thuật ngữ, những khái niệm riêng của mình, xuất phát từ đối tượng nghiên cứu và nhu cầu biểu đạt những thành quả nghiên cứu. Khoa học càng phát triển thì số lượng thuật ngữ khoa học của khoa học đó càng nhiều, càng đa dạng. Khoa học lịch sử là một khoa học nghiên cứu và phục dựng toàn bộ lịch sử loài người từ trước đến nay với một nội dung rất rộng, bao quát tất cả mọi hoạt động của con người, từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hoá, xã hội… Điều đó làm cho sử học phải dùng đến hàng ngàn, hàng vạn thuật ngữ để biểu đạt những thành tựu của mình, để phản ánh một cách ngắn gọn nhất những gì đã diễn ra, đã tồn tại, từ đó, giúp người đọc, người học lịch sử có thể nhận thức đúng được những hoạt động của người xưa. Hơn nữa, nếu chúng ta hiểu rằng, bên cạnh những điểm chung nhất của lịch sử loài người do quá trình khái quát khoa học tạo nên, mỗi dân tộc, mỗi khu vực đều có những nét riêng, phương Đông và phương Tây có những đặc điểm của mình, mỗi thời đại có những sự kiện, những chức danh… của mình thì chúng ta lại thấy cần đến những thuật ngữ phù hợp để ghi lại những cái chung và cái riêng đó. Người đọc, người học lịch sử, đến lượt mình, cần phải có những tài liệu tra cứu để hiểu đúng nghĩa của những thuật ngữ gặp phải.
Quyển “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” của tập thể tác giả, do Giáo sư, Tiến sĩ Phan Ngọc Liên chủ biên, là sản phẩm không chỉ của lao động chuyên môn miệt mài của nhiều nhà sử học, giáo dục lịch sử mà còn là một bước phát triển của chuyên ngành thuật ngữ sử học của chúng ta và của chính bản thân các tác giả. Đây là một tập “Từ điển phổ thông”, nghĩa là chưa nhắm mục tiêu phục vụ các nhà nghiên cứu, các độc giả uyên bác, mà chỉ nhằm phục vụ rộng rãi, đông đảo những người học, người đọc
..