Từ điển trái nghĩa-đồng nghĩa tiếng Việt
LỜI NÓI ĐẦU
1. “TỪ DIỄN TRÁI NGHĨA – ĐỒNG NGHĨA TIẾNG VIỆT” là công trình đầu tiên về loại này ở nước ta.
Khác với từ điển trải nghĩa đơn thuần, TỪ ĐIỂN thu thập những từ nào vừa có quan hệ trái nghĩa với những từ này, đồng thời vừa có quan hệ đồng nghĩa với những tít khác. Tất cả có khoảng 3000 mục từ.
2. TỪ ĐIỂN chủ yếu nhằm phục vụ việc học phần từ ngữ trong môn TIẾNG VIỆT của học sinh tiểu học và những năm đầu của bậc trung học phổ thông. Ngoài ra nó còn là cuốn sách học tiếng Việt hữu ích cho thanh thiếu niên Việt kiều muốn nắm vững tiếng nói của quê hương và cho người nước ngoài học tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Cụ thể, TỪ DIỄN giúp bạn đọc tìm được lời giải đáp cho các vấn đề sau đây của môn TIẾNG VIỆT:
1) Tìm thí dụ minh họa góp phần hiểu sâu các bài học về từ trái nghĩa, đồng nghĩa (cùng nghĩa, gần nghĩa) của các sách giáo khoa TIÊNG VIỆT (lớp 5, lớp 6), vẽ sư giàu đẹp của tiếng Việt (lớp 7) Thí dụ, để chứng minh sự phong phú của tiếng Việt, có thể tìm thấy trong TỪ DIỄN này gần 70 từ chỉ sự chết, hơn 70 từ chỉ sự buồn.
2) Tìm từ trái nghĩa với một từ nào đó (thí dụ, với các từ yêu, nhớ, ngoan theo câu hỏi trong sách TIẾNG VIỆT lớp 2, có thể thấy trong TỪ ĐIỂN này 7 từ trái nghĩa với yêu…. 6 từ trái nghĩa với nhỏ, 10 từ trái nghĩa với ngoan…). Tương tự, có thể trả lời được bài tập với các từ đầu, dùng… (lớp 5) và với 30 từ khác của bài 11 lớp 6 (tập 1).
3) Tìm từ đồng nghĩa (cùng nghĩa, gần nghĩa) với một từ nào đó (thí dụ, với mừng (lớp 3), ta tìm được 34 từ, với căn củ (lớp 7), ta tìm được 9 từ…).
4) Tìm từ trái nghĩa và đồng nghĩa (cùng nghĩa, gân nghĩa) với một từ nào đó (thí dụ với thủy chung (lớp 4), ta tìm được 12 từ trái nghĩa và 4 từ cũng nghĩa, gần nghĩa…).
5) Tìm từ ghép (ghép từ trong đó có một từ nào đó (thí dụ mát, ngọt, tròn, tráng… (lớp 3), có, đen… (lớp 4). ta có thể nêu ra 19 từ có trắng, 11 từ có đen…)
6) Lâm các bài tập khác về khả năng kết hợp từ ngữ và đặt câu (thí dụ tìm được 16 tổ hợp chỉ các kiểu cười khác nhau (lớp 3)…).
7) TỪ ĐIỂN có phán thí dụ minh họa phong phú và có ghi rõ phạm vi sử dụng cũng như phong cách sử dụng giúp bạn đọc, nhất là Việt kiều và các bạn nước ngoài, dùng từ ngữ được chính xác, đặc sệt lời nói của người Việt (thí dụ, để chỉ cái chết của một con người, phải tùy địa vị xã hội, tuổi tác, quan hệ tình cảm… mà dùng khi thì băng hà, hi sinh, từ trăn, viên tịch, khi thì khuất nút, đi xa, yên nghỉ, khi thì ngoèo, toi, tôi…)
3. Cách sử dụng TỪ ĐIỂN
1) Các từ được sắp xếp theo thứ tự ABC và dâu giong (dấu thanh) không, huyên, hỏi, ngà, sác, nàng.
2) Nếu thấy có chữ x. tức là xem, thì tìm ở mục liên quan theo chỉ dẫn đó.
3) Nếu thấy có nội dung thì chủ ý mục từ có câu tạo như sau:
đầu tiên là từ đầu mục;
…
…
“TỪ DIỄN TRÁI NGHĨA ĐỒNG NGHĨA TIẾNG – VIỆT” là sự kế tiếp hữu cơ của “TỪ ĐIỂN TRẢI NGHĨA TIẾNG VIỆT” (dùng cho nhà trường) do chúng tôi biên soạn, được Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp xuất bản lân thứ nhất năm 1985, tái bản có sửa đổi và bổ sung năm 1988.
Trải nghĩa và đồng nghĩa được coi là những thế đối lập topposition), hiểu theo nghĩa một quan hệ giữa hai yếu tố trong khuôn khổ một kết cấu (structure), trong trường hợp của chúng ta, là giữa hai đơn vị từ ngữ. Ở thể đối lập trái nghĩa, cái khác nhau trôi hơn cái giống nhau, còn ở thế đối lập đồng nghĩa thì ngược lại, giống nhau nhiều hơn là khác nhau. Ranh giới giữa trái nghĩa và đồng nghĩa chỉ là tương đối và tùy thuộc vào đặc trưng (tiêu chí) được chọn làm tiêu chuẩn để phân định trong từng trường hợp cụ thể. Trái nghĩa và đồng nghĩa có quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau, thể hiện tính hệ thống của từ vựng. Việc trình bày quan hệ trải nghĩa – đồng nghĩa dưới dạng một từ điển có cấu trúc như kiểu chúng tôi làm ở đây là phương tiện hữu ích để nhận thức rõ những vấn đề ngữ nghĩa của các đơn vị trái nghĩa và đồng nghĩa.
Kim Ma Thanh Xuân
DƯƠNG KỲ ĐỰC VŨ QUANG HẢO