Từ điển truyện Kiều
LỜI ĐẦU SÁCH
Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nêu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiểu lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ văn học Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc của nó. Nhằm đánh dấu bước tiến bộ vượt bực ấy trong lịch sử của ngôn ngữ và của văn học, chúng tôi tràn trọng biên soạn quyển Từ điển Truyện Kiều này,
Nguyễn Du đã sử dụng một cách tài tình những yêu tổ dân gian của ngôn ngữ, những yếu tố văn học của ngôn ngữ dân gian gồm trong các tục ngữ phong dao: Nguyễn Du đã dân tộc hoá một cách tài tình những yếu tố văn học chữ Hán trước kia chỉ được sử dụng một cách dè dặt vụng về trong văn học chữ nóm; do đó Nguyễn Du đã phát triển, hoàn chỉnh và thống ..
…
…
Bản Kình là bản Truyện Kiểu nôm do vua Tự – đức và triều thần sửa lại.
Nguồn gốc của Truyện Kiểu, tức là Kim Vân Kiều truyện của Thanh tâm tại nhân, thì gọi tắt là Nguyên truyên.
Bản tôi dùng làm gốc để biên soạn sách nay là một bản chúng tôi tự soạn (in ở phần Phụ lục, cuối sách này) sau khi đã đối chiếu nhưng chỗ dị đóng của các bản nhận định nào là chính xác nhất. Đại khái chúng tôi căn cứ vào những bản xưa nhất là bản chữ nôm Liều văn đường và bàn quốc ngữ Trương Vình Ký, mà cũng tham dụng các bàn khác.
*
Cuốn từ điển này hoàn thành được là nhờ sự cộng tác của vợ tôi Trần Như Mân.
Cuối cùng tôi có lời trân trọng cảm ơn ông Nguyễn Khánh Toàn, ông Hoàng Phê và ông Đình Gia Khánh đã góp với tôi nhiều ý kiến bổ ích khiến sách này bớt được nhiều khuyết điểm.
Bản thảo xong tháng 11 năm 1965, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du.
Tháng 12 năm 1971 ĐÀO DUY ANH