MẤY LỜI CỦA NGƯỜI DỊCH
Chúng ta đều biết rằng, nước ta chép sử bắt đầu từ đời Trần. Quyền sử đầu tiên của nước ta – cho đến nay được biết – là sách Đại Việt sử ký do Lê Văn Hưu soạn, đời Trần Nhân Tông, năm Nhâm Thân 1272. Theo lời tựa của Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư và phàm lệ của sách đó, ta được biết rằng Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu gồm 30 quyển, chép lịch sử từ Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) đến Lý Chiêu Hoàng. Sách ấy ngày nay không còn nữa. Nó đã bị thêm bớt, sửa chữa, bao gồm vào sách Đại việt sử ký toàn thư.
Những sách sử đời Trần còn lại đến ngày nay chỉ còn thấy hai bộ: một là sách An Nam chí lược của Lê Tắc soạn ở Trung Quốc vào năm 1333, nội dung khá phong phú, nhưng đứng trên lập trường một kẻ phản quốc, dùng lời lẽ bọn phong kiến Trung Quốc mà biên chép lịch sử nước ta. Còn bộ sử thứ hai là một bộ sách nhỏ, gọi là sách Việt sử lược mà chúng ta sẽ nghiên cứu sau đây.
Việt sử lược là bộ sách soạn đời Trần. Sở dĩ ta biết chắc như thế là vì hai lý do…
MỤC LỤC
Mấy lời của người dịch.
Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu.
VIỆT SỬ LƯỢC
Quyển I
NHỮNG SỰ THAY ĐỔI TRONG NƯỚC BUỔI ĐẦU.
NHÀ TRIỆU
– Vũ Đế.
– Văn Vương
– Minh Vương.
Ai Vương
– Thuật Dương Vương
CÁC QUAN CAI TRỊ CÁC ĐỜI
NHÀ NGÔ
– Tiền Vương Ngô..
– Dương Bình Vương